tailieunhanh - THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM_5

Tham khảo bài viết 'thông tin cơ bản về liên hiệp quốc và quan hệ với việt nam_5', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUÓC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM . Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương ESCAP Mục đích thành lập Tiền thân của ESCAP là Uỷ ban Kinh tế Châu Á-Viễn đông ECAFE được thành lập 10 1947 tại Thượng Hải Trung Quốc theo Nghị quyết 46 1 ngày 11 12 1946 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc và Nghị quyết 37 tại khoá họp lần IV 1947 của Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc ECOSOC . ECAFE được thành lập do nhu cầu của các nước trong khu vực cần có sự giúp đỡ để tái thiết lại đất nước và phát triển kinh tế-xã hội sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Từ năm 1974 ECAFE được đổi tên thành ESCAP cho phù hợp với quy mô và phương hướng hoạt động mới và rộng lớn hơn của tổ chức này. ESCAP được Liên hợp quốc và ECOSOC trao trọng trách như một Trung tâm phát triển Kinh tế-Xã hội của khu vực Châu Á-Thái bình dương và có những chức năng và nhiệm vụ sau Thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế -xã hội và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước trong và ngoài khu vực nghiên cứu và phổ biến thông tin về các vấn đề kinh tế- xã hội kỹ thuật và phát triển ở các nước trong khu vực hỗ trợ kỹ thuật cho các nước trong khu vực giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội và có trách nhiệm phối hợp chung các hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc tại khu vực. . Thành viên Với 10 thành viên khi mới thành lập đến nay ESCAP có tất cả 53 thành viên chính thức và 9 thành viên liên kết associate member đại diện cho 3 84 tỉ người khoảng 65 dân số thế giới . Các nước và lãnh thổ trong khu vực Châu Á-Thái bình dương nếu đã là thành viên Liên hợp quốc đều có quyền tham gia ESCAP với tư cách là thành viên chính thức. Tại diễn đàn ESCAP các nước thành viên có quyền tham gia hoạch định chính sách cho các hoạt động của ESCAP nhằm đáp ứng những nhu cầu phát triển của các nước thành viên giải quyết những khó khăn và thách thức đối với phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực. Với đội ngũ chuyên gia có khả năng chuyên môn sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN