tailieunhanh - Những điều cần biết về chứng hăm tã?

1/ BẠN ĐÃ TỪNG NGHE NÓI VỀ CHỨNG HĂM TÃ CHƯA? Hăm tã là một chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ em từ vài tuần tuổi cho đến 18 tháng tuổi. Ngay chính cái tên của chứng bệnh này cũng chỉ ra một trong hai nguyên nhân chính gây hăm tã là việc sử dụng tã lót. Nguyên nhân chính thứ hai là việc tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu. | Những điều cần biết về chứng hăm tã 1 BẠN ĐÃ TỪNG NGHE NÓI VỀ CHỨNG HĂM TÃ CHƯA Hăm tã là một chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ em từ vài tuần tuổi cho đến 18 tháng tuổi. Ngay chính cái tên của chứng bệnh này cũng chỉ ra một trong hai nguyên nhân chính gây hăm tã là việc sử dụng tã lót. Nguyên nhân chính thứ hai là việc tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu. 2 VẬY LÀM SAO ĐÈ GIÚP BÉ TRÁNH ĐƯỢC CHỨNG HĂM TÃ ĐÁNG GHÉT Căn cứ vào sơ đồ trên có vẻ như cách đơn giản nhất để tránh chứng hăm tã là cắt đứt hai nguyên nhân chính không dùng tã giấy và cố gắng giữ cho da bé ít tiếp xúc với phân và nước tiểu. Thật ra chúng ta có một giải pháp hoàn hảo hơn dùng tã giấy cùng với thuốc mỡ phòng ngừa hăm tã cho bé. Cách phòng ngừa hăm tã đơn giản và hữu hiệu nhất gồm các bước sau Vệ sinh tốt vùng quấn tã Mỗi lần thay tã mẹ nên dùng nước ấm lau sạch toàn bộ vùng quấn tã của bé sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn hoặc giấy mịn. Thay tã thường xuyên cho bé Khi chọn lựa sử dụng tã giấy bạn phải giành một ngân sách đáng kể cho chi phí này tuy nhiên chúng ta cũng không nên tiết kiệm bạn nên thay tã cho bé ít nhất là 4 lần trong ngày để bảo đảm vệ sinh cho bé. Nếu dùng tã vải bạn phải thay tã thường xuyên hơn ngay khi bé ị hoặc tè. Ngăn cách da bé khỏi tiếp xúc với phân và nước tiểu Với mục đích này thuốc mỡ là loại thích hợp nhất. Bạn nên chọn một loại thuốc mỡ có thành phần dược chất và xuất xứ rõ ràng không có các chất có thể gây kích ứng cho da trẻ như chất bảo quản chất tạo màu chất tạo mùi. Bạn nên thoa một lớp mỏng thuốc mỡ lên vùng bụng dưới hai bên đùi và toàn bộ vùng mông của bé. Sau đó mới quấn cho bé tã mới. Lớp thuốc mỡ này không cho nước tiểu và phân tiếp xúc với da của bé giúp bé tránh được hăm tã. Nếu bé đã bị hăm bạn nên sử dụng thuốc điều trị hăm ngay cho bé sau khi bé tè hoặc ị bạn nên làm vệ sinh sạch sẽ lau khô rồi bôi thuốc khắp vùng bị hăm. Hạn chế việc quấn tã lúc này sẽ giúp da bé mau lành .