tailieunhanh - Chớ bỏ qua trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Không ít bà mẹ, nhất là những người lần đầu nuôi con, đã bỏ qua hiện tượng nôn trớ của trẻ. Có đến 2/3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời, nhưng đa số tự khỏi ở thời điểm 1 tuổi. Chỉ một số ít sẽ tiếp tục diễn tiến lâu hơn và xuất hiện các biến chứng nặng nề. | Chớ bỏ qua trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ Không ít bà mẹ nhất là những người lần đầu nuôi con đã bỏ qua hiện tượng nôn trớ của trẻ. Có đến 2 3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời nhưng đa số tự khỏi ở thời điểm 1 tuổi. Chỉ một số ít sẽ tiếp tục diễn tiến lâu hơn và xuất hiện các biến chứng nặng nề. Chăm sóc bé như thế nào cho đúng cách để làm giảm triệu chứng trào ngược và nhất là làm sao phát hiện sớm những trường hợp có biến chứng để kịp thời xử trí là những điều các bậc phụ huynh nên biết. Tại sao trẻ nhỏ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản Bình thường khi trẻ bú sữa đi qua miệng xuống thực quản qua tâm vị rồi vào dạ dày. Tại tâm vị có cơ vòng thực quản dưới tạo nên van một chiều có tác dụng ngăn dòng trào ngược từ dạ dày vào thực quản. Ở trẻ sơ sinh các cơ van tâm vị còn yếu và xốp. Nếu tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài. Giữa dạ dày và ruột cũng có một van có chức năng giống như tâm vị gọi là môn vị. Trong khi cơ tâm vị ở trẻ rất yếu thì cơ môn vị lại rất phát triển do đó ở trẻ nhỏ thức ăn rất dễ ứ đọng lâu trong dạ dày nên càng tạo điều kiện thuận lợi để xuất hiện trào ngược dạ dày thực quản. Một yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng là ở trẻ sơ sinh dạ dày nằm ngang góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù nên trẻ rất dễ bị trào ngược. Ngoài ra nếu trong quá trình bú trẻ có nuốt hơi và sau đó được đặt nằm ngang đầu bằng hoặc nghiêng bên phải trẻ cũng dễ bị trớ sữa. Nên cho bú bầu vú bên trái trước bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít có thể nằm nghiêng phải . Nhận biết trào ngược sinh lý và bệnh lý Nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn tần suất ít sau ăn và không gây ra triệu chứng gì thì được gọi là trào ngược sinh lý. Còn trào ngược bệnh lý có tần suất xảy ra thường xuyên hơn kéo dài hơn và có thể gây ra triệu chứng lâm sàng với nhiều mức độ khác nhau. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng