tailieunhanh - Con đường Hồ Chí Minh - con đường giải phóng dân tộc
Tham khảo bài viết 'con đường hồ chí minh - con đường giải phóng dân tộc', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Con đường Hồ Chí Minh - con đường giải phóng dân tộc Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên 15 tuổi. Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ anh đã có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào. Anh đã tham gia công tác bí mật nhận công việc liên lạc. Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng Hoàng Hoa Thám Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Vì Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm chẳng khác gì đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau . Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì cụ còn nặng cốt cách phong kiến. Nghiên cứu những bài học lịch sử của các bậc cha anh và khảo nghiệm trong thực tiễn anh Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách thức tiến hành ở trong nước hay đi ra nước ngoài sang Trung Quốc hay Nhật Bản đều không thể thành công. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi đều bị kết thúc bằng những thất bại đau đớn. Phải tìm con đường khác con đường mới phải đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác. Đó là kết luận rất quan trọng của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước mãnh liệt và một cách suy nghĩ táo bạo một trí tuệ hết sức minh mẫn quyết khám phá bằng được con đường đi đến giải phóng cho đồng bào. Tư tưởng quyết hướng sang nước Pháp tìm đường cứu nước sớm nảy sinh ở anh Nguyễn Tất Thành. Nhưng anh cần có thời gian chuẩn bị suy nghĩ chín chắn hơn để phác họa con đường sẽ đi ít ra là chặng đầu. Tháng 5 năm 1909 Nguyễn Tất Thành từ giã Huế theo cha vào huyện Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định nay là huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định nhân ông Nguyễn Sinh Sắc được cử nhận chức tri huyện ở đó. Để tiếp tục việc học tập từ tháng 9 năm 1909 Nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ
đang nạp các trang xem trước