tailieunhanh - Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX

Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa văn học Việt Nam với văn học Nga Xôviết có lẽ cần được xem là vào mở đầu những năm 20 thế kỷ XX, với người đại diện số 1 cho văn học hiện đại - cách mạng Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc, trong thời gian ông ở Paris. | Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa văn học Việt Nam với văn học Nga Xôviết có lẽ cần được xem là vào mở đầu những năm 20 thế kỷ XX với người đại diện số 1 cho văn học hiện đại - cách mạng Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ông ở Paris. Người thanh niên yêu nước mang họ Nguyễn này đã nói đến với bao sảng khoái cái giây phút tỏa sáng thần kỳ khi đang trong tăm tối của lịch sử dân tộc anh gặp được ánh sáng tư tưởng Lênin trong Đề cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Lúc này Cách mạng tháng Mười chỉ mới thành công khoảng sau ba bốn năm cuộc sống của nhân dân Nga vẫn còn bề bộn bao khó khăn ghê gớm trong bủa vây của thù trong giặc ngoài. Nguyễn chưa biết gì về cuộc sống đó. Thế nhưng lòng yêu mến và sự ngưỡng mộ đối với Lênin trong lòng Nguyễn đã được thắp sáng để ba năm sau vào ngày Lênin mất Nguyễn sẽ là người công dân phương Đông và là người Việt Nam số 1 viết những lời thống thiết nhất đưa tiễn Người - vị lãnh tụ không chỉ của nước Nga mà còn là của toàn thế giới thuộc địa trong đó có Việt Nam - Tổ quốc anh. Cùng với Yêu sách của nhân dân Việt Nam 1919 Đông Dương thức tỉnh 1921 những bài viết về Lênin vào năm 1924-1925 của Nguyễn Ái Quốc có thể xem là những tùy bút chính luận và trữ tình đầu tiên trong mở đầu văn học hiện đại - cách mạng Việt Nam. Cũng cần nhớ lại để bổ sung thêm vào thời gian này một cuộc gặp gỡ khác đã diễn ra giữa Nguyễn Ái Quốc trong tư cách một nhà cách mạng phương Đông với nhà thơ Nga Ôxíp Mandenxtam cuộc gặp đã được nhà thơ kể lại - trong những lời có thể gọi là tiên tri về Nguyễn Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp tế nhị. Văn minh châu Âu trên đất nước ấy đã dùng lưỡi lê và rượu độc để thu dấu tất cả những đức tính tốt đẹp ấy của dân tộc Việt Nam xuống dưới cái áo dài đen của bọn cố đạo. Nhưng từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa không phải văn hóa châu Âu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai 1 . Ở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN