tailieunhanh - BỆNH HỌC THỰC HÀNH - TRÚNG PHONG (Epolepsy – Epolepsie)

Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuất hiện liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được Thường gặp nơi những người hư yếu, người cao tuổi, huyết áp cao Bệnh có thể xẩy quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiều hơn. YHHĐ gọi là Não Huyết Quản Ngoại Ý – Tai Biến Mạch Máu Não. Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh Khu 75) viết: “Khi thân hình chúng ta bị trúng phong tà, nó sẽ làm cho huyết mạch bị hữu. | BỆNH HỌC THỰC HÀNH TRÚNG PHONG Epolepsy - Epolepsie Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh đồng thời có thể xuất hiện liệt nửa người mắt lệch miệng méo lưỡi cứng nói khó hoặc không nói được . Thường gặp nơi những người hư yếu người cao tuổi huyết áp cao. Bệnh có thể xẩy quanh năm nhưng mùa đông và mùa xuân gặp nhiều hơn. YHHĐ gọi là Não Huyết Quản Ngoại Ý - Tai Biến Mạch Máu Não. Thiên Thích Tiết Chân Tà Linh Khu 75 viết Khi thân hình chúng ta bị trúng phong tà nó sẽ làm cho huyết mạch bị hữu dư nó sẽ làm cho tứ chi bị khinh hoặc trọng không co duỗi được làm cho thân mình khó xoay trở khó cúi xuống hoặc ngửa lên toàn thân hoặc bán thân bất toại. . Thiên Phong Luận Tố Vấn 42 viết Phong trúng vào du huyệt của ngũ tạng lục phủ truyền nhập vào bên trong cũng là phong của tạng phủ tất cả đều trúng vào chỗ khí huyết suy yếu thiên về một chỗ gọi là thiên phong . Sách Kim Quỹ Yếu Lược nhận định rằng do lạc mạch bên trong bị trống rỗng nên phong tà bên ngoài thừa cơ xâm nhập vào. Và sách Kim Quỹ là sách đầu tiên đưa ra Phong trúng kinh lạc tạng hoặc phủ để phân biệt trạng thái nặng nhẹ của bệnh. Đời Đường thế kỷ thứ 5-6 các sách Thiên Kim Phương Ngoại Đài Bí Yếu Tế Sinh Phương cũng đều bàn về chứng Trúng Phong nhưng cũng lập luận gần giống như sách Kim Quỹ. Đến đời Kim Nguyên thế kỷ 12-13 Lưu Hà Gian nêu lên thuyết hỏa thịnh Lý Đông Viên lại chủ trương do khí hư còn Chu Đan Khê cho rằng do đờm thấp. Vương Luân lại dựa trên nguyên nhân gây bệnh phân ra làm Chân Trúng và Loại Trúng. Đời nhà Minh thế kỷ 16-17 Trương Cảnh Nhạc cho rằng không phải do phong mà do nội thương tích tổn . Lý Sỹ Tài lại chia Trúng phong thành hai loại là Bế Chứng và Thoát Chứng. Đời Thanh thế kỷ 1718 Diệp Thiên Sỹ lại cho rằng do Can dương sinh ra nội phong gây nên. Trương Bá Long Trương Sơn Lôi Trương Tích Thuần lại cho rằng do âm dương không điều hòa khí huyết nghịch loạn trực trúng phạm vào não gây nên. Trúng phong thường gây nên tai biến chính là Mạch máu não bị ngăn trở hoặc xuất huyết não

TỪ KHÓA LIÊN QUAN