tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TÁI CHẾ CHẤT THẢI AO CÁ ĐỂ CANH TÁC LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM "

Sản xuất cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm 2007 và 2008 từ diện tích ao nuôi khỏang ha ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Từ các ao nuôi này phần lớn chất thải rắn và lỏng chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông rạch. Hậu quả là sông rạch bị ô nhiễm do chứa chất thải ao cá có chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là đạm và lân là vấn đề đáng quan tâm. Một cuộc điều tra được tiến hành vào mùa khô năm 2007 trên 8 đôi ruộng lúa. | TÁI CHẾ CHẤT THẢI AO CÁ ĐỂ CANH TÁC LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VIỆT NAM Cao van Phung1 Nguyen be Phuc1 2 Tran kim Hoang2 and Bell 1. Cuu Long Rice Research Institute O Mon Cantho Province Vietnam. Email caovanphung@hcm . 2. An Giang University Long Xuyen An Giang Province Vietnam 3. Murdoch University Murdoch 6150 Australia Tóm tắt Sản xuất cá Tra Pangasianodon hypophthalmus đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm 2007 và 2008 từ diện tích ao nuôi khỏang ha ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Từ các ao nuôi này phần lớn chất thải rắn và lỏng chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông rạch. Hậu quả là sông rạch bị ô nhiễm do chứa chất thải ao cá có chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là đạm và lân là vấn đề đáng quan tâm. Một cuộc điều tra được tiến hành vào mùa khô năm 2007 trên 8 đôi ruộng lúa cho thấy 8 ruộng có sử dụng chất thải từ ao nuôi cá có năng suất cao hơn ruộng không có sử dụng chất thải ao nuôi là 1 tấn ha. Các thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành từ vụ mùa mưa năm 2007 cho đến mùa khô 2008-2009 qua 4 vụ với lượng phân hữu cơ sản xuất từ bùn đáy ao 1 2 và 3 tấn ha kết hợp với 1 3 hoặc 2 3 lượng phân vô cơ theo mức khuyến cáo trên ha là 80N và 60N tương ứng với vụ mùa khô và mùa mưa trong khi liều lượng 17P-24K được áp dụng đồng đều cho cả 2 vụ trong năm. Năng suất lúa ở các nghiệm thức ít nhiều là như nhau điều này cho thấy rằng sử dụng chất thải ao cá làm phân hữu cơ có thể thay thế từ 1 3 đến 2 3 lượng phân vô cơ thường sử dụng. Một thí nghiệm khác được tiến hành bằng cách sử dụng nước thải từ ao cá Tra để tưới cho lúa kết hợp với việc sử dụng phân hóa học ở mức 1 3 theo liều lượng được khuyến cáo cho nông dân. Năng suất lúa cũng không khác biệt nhau ở các nghiệm thức thí nghiệm. Các kết quả này khẳng định rằng chất thải lỏng và rắn từ ao nuôi cá Tra có thể được tái chế cho canh tác lúa để giảm ô nhiễm nguồn nước và giảm chi phí phân bón. I. Dần nhập Nghề nuôi cá Tra đã có từ lâu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng ngành công nghiệp này

TỪ KHÓA LIÊN QUAN