tailieunhanh - Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương _4

Tất cả các truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương đều khẳng định sự liên quan chặt chẽ giữa họ với cửa Cờn: có truyền thuyết kể các vị thần nữ này được sinh ra ở cửa Cờn; truyền thuyết ở đình làng Bắc Biên (Hà Nội) cho rằng do người dân của địa phương mình được các vị Thánh nương đền Cờn giúp đỡ vượt qua sóng to gió cả(49). | Tìm hiêu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương Tất cả các truyền thuyết về Tứ vị Thánh nương đều khẳng định sự liên quan chặt chẽ giữa họ với cửa Cờn có truyền thuyết kể các vị thần nữ này được sinh ra ở cửa Cờn truyền thuyết ở đình làng Bắc Biên Hà Nội cho rằng do người dân của địa phương mình được các vị Thánh nương đền Cờn giúp đỡ vượt qua sóng to gió cả 49 . Có một số nơi thờ Tứ vị Thánh nương là do dân ở Quỳnh Lưu mang theo trong cuộc di dân như đền Lộ Thường Tín Hà Tây 50 đền Tống hậu ở cửa Lạch Lác Trực Ninh Nam Định đình Lớn đình Bà Càn ở Cảnh Dương Quảng Bình . Có nơi thì rước chân hương ở đền Cờn về thờ tại nơi thờ tự của mình như đình Phong Cốc Quảng Ninh . Trong các lần điền dã gần đây chúng tôi được biết là dân làng Phong Cốc hàng năm vẫn vào đền Cờn dự lễ hội với tư cách là đứa con về với mẹ. Như vậy đền Cờn đã tồn tại trong hệ thống thờ Tứ vị Thánh nương với tư cách là một địa điểm thờ tự trung tâm. Rất tự nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao đền Cờn lại là một trung tâm thờ tự Tứ vị Thánh nương Theo truyền thuyết ở địa phương đền Cờn là do dân Phương Cần xây dựng nên. Theo lời kể của người dân mà các tác giảLàng biển Phương Cần ghi lại thì trong cuộc tranh cướp cây gỗ thơm với làng Phú Đa do không phân thắng bại nên triều đình phải phân xử. Khi đốt hương lư hương của làng Phương Cần hóa vì vậy họ được khúc gỗ và được xây đền. Khi dân quyết định làm đền thì bỗng có mưa to gỗ trôi về đủ cho việc xây dựng 51 . Theo lời kể của các ông Hồ Văn Hữu 68 tuổi Hoàng Đức Thanh 67 tuổi và Hồ Ngọc Nhỡ 70 tuổi là dân làng xã Quỳnh Phương trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi ngày 14 1 2008 ban đầu đền chỉ là một ngôi nhà tranh thờ thành hoàng làng. Sau này khi nhà vua đi đánh Chiêm Thành thắng trận trở về thì đền mới được sửa thành ngôi đền gỗ. Các thư tịch Toàn thư Việt điện u linh và truyền thuyết tuy có thêu dệt lắm chi tiết nhưng về cơ bản trong các bản ghi chép và trong tâm thức của người dân địa phương mà chúng tôi có dịp hỏi chuyện trong các lần điền dã

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.