tailieunhanh - Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu
Để đáp ứng nhu cầu mua sắm (hàng hóa, dịch vụ, công trình.) người mua (tổ chức, cá nhân) có thể tiến hành theo 2 cách: - Trao đổi trực tiếp (người mua đồng thời là người sở hữu khoản tiền dùng để mua sắm); - Tổ chức cuộc thi cho nhiều người bán tham gia. Trên cơ sở kết quả thi, chọn được người bán tốt nhất (giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ, năng lực thi công, năng lực tài chính.). | Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu I. Một số khái niệm cơ bản: 1. Khái niệm về đấu thầu: Để đáp ứng nhu cầu mua sắm (hàng hóa, dịch vụ, công trình.) người mua (tổ chức, cá nhân) có thể tiến hành theo 2 cách: - Trao đổi trực tiếp (người mua đồng thời là người sở hữu khoản tiền dùng để mua sắm); - Tổ chức cuộc thi cho nhiều người bán tham gia. Trên cơ sở kết quả thi, chọn được người bán tốt nhất (giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ, năng lực thi công, năng lực tài chính.) Cách mua bán thứ 2 được gọi là đấu thầu (người mua thường là các tổ chức và thường không phải là người sở hữu khoản tiền sử dụng trong mua bán. Như vậy, có thể hiểu: “Đấu thầu là một cách thức thực hiện hoạt động mua bán (hàng hóa, dịch vụ, công trình.) mà trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các qui định của người (tổ chức) quản lý nguồn vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này đề ra”. Theo luật đấu thầu 2005: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu . | Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu I. Một số khái niệm cơ bản: 1. Khái niệm về đấu thầu: Để đáp ứng nhu cầu mua sắm (hàng hóa, dịch vụ, công trình.) người mua (tổ chức, cá nhân) có thể tiến hành theo 2 cách: - Trao đổi trực tiếp (người mua đồng thời là người sở hữu khoản tiền dùng để mua sắm); - Tổ chức cuộc thi cho nhiều người bán tham gia. Trên cơ sở kết quả thi, chọn được người bán tốt nhất (giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ, năng lực thi công, năng lực tài chính.) Cách mua bán thứ 2 được gọi là đấu thầu (người mua thường là các tổ chức và thường không phải là người sở hữu khoản tiền sử dụng trong mua bán. Như vậy, có thể hiểu: “Đấu thầu là một cách thức thực hiện hoạt động mua bán (hàng hóa, dịch vụ, công trình.) mà trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các qui định của người (tổ chức) quản lý nguồn vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này đề ra”. Theo luật đấu thầu 2005: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”. 2. Vai trò của đấu thầu: a) Lợi ích đối với bên mời thầu – người mua: + Có điều kiện tiếp cận với nhiều nhà cung cấp mới, tiềm năng. +Phát hiện nhiều loại sản phẩm thay thế; + Giá mua hợp lý nhất; b) Lợi ích đối với nhà thầu – người bán: + Tiếp cận được với khách hàng mới; + Tiếp cận được với các đối thủ cạnh tranh; + Tiếp cận với các quy trình đấu thầu của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan quản lý vốn; + Hoàn thiện sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình để có thể thắng thầu trong cạnh tranh công bằng, minh bạch. 3. Các nguyên tắc trong đấu thầu: Để đạt được mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư, hoạt động đấu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Công bằng; Cạnh tranh; Minh bạch; Công khai. 4. Gói thầu: . Khái niệm về gói thầu: Hoạt động mua sắm của các doanh nghiệp có thể là: Mua sắm thường xuyên; Mua sắm khi
đang nạp các trang xem trước