tailieunhanh - Việt Nam trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918)_1

Tham khảo bài viết 'việt nam trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918)_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Việt Nam trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918 1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam Ngày 1-8-1914 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Đó là cuộc chiến tranh đế quốc nhằm chia lại thị trường. Ngay từ khi chiến tranh bùng nổ Đông Dương đã trở thành đối tượng để vơ vét sức người sức của của thực dân Pháp. Ngoài thuế má và các thứ thuế khác nhân dân Việt Nam còn phải mua phiếu quốc trái và đóng tiền quyên góp các loại với một số lượng khổng lồ mỗi năm tới Phơrăng nhiều nhất so với các thuộc dịa khác của Pháp. Những chiến dịch săn người của chính quyền thuộc địa đã bắt hàng trăm ngàn thanh niên Đông Dương chủ yếu là Việt Nam sang chết thay cho lính Pháp trên các chiến trường Châu Âu. Nếu đem so sánh với các thuộc địa khác của Pháp riêng số lính thợ Đông Dương phải cung cấp đã chiếm 1 4 tổng số lính thợ trong tất cả các thuộc địa của Pháp là người đứng đầu các thuộc địa. Để phục vụ cuộc chiến ở Châu Âu trong bốn năm chiến tranh thực dân Pháp đã khai thác ở Việt Nam hàng vạn tấn quặng kim loại quý hiếm như kẽm chì thiếc kền nhôm ăngtimoan tấn nông lâm sản các loại. Công nghiệp thuộc địa phải gánh đỡ cho công nghiệp chính quốc vốn bị đình đốn do chiến tranh. Các ngành chế biến gỗ rượu cồn hóa chất. cần cho việc chế tạo vũ khí quân nhu. đều gia tăng. Nông nghiệp từ chỗ chuyên canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng những cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu đậu lạc. Cây cao su được đặc biệt chú ý khai thác sản lượng từ 200 tấn năm 1914 tăng lên 931 tấn năm 1917. Năm 1916 chính quyền Đông Dương ra lệnh tăng diện tích trồng thầu dầu để mỗi năm có thể xuất cảng sang Pháp tấn hạt. Chính sách bắt dân phá lúa trồng thầu dầu trồng bông nạn bắt lính bắt mua công trái bắt uống rượu do nhà nước thực dân nấu nạn quyên góp cho mẫu quốc . đã khiến cho nông nghiệp Việt Nam khốn đốn tiêu điều. Đời sống của nông dân vô cùng bi đát. Trong suốt bốn năm chiến tranh người nông dân bị bần cùng một cách ghê gớm. Ảnh hưởng sâu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN