tailieunhanh - Nội dung và đặc điểm tư tưởng chính trị Việt Nam cuối TK XIX-đầu TK XX_2

Tham khảo bài viết 'nội dung và đặc điểm tư tưởng chính trị việt nam cuối tk xix-đầu tk xx_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Nội dung và đặc điểm tư tưởng chính trị Việt Nam cuối TK XlX-đầu TK XX Đối với ông phải xóa bỏ chính thể quân chủ vì đó là một chính thể rất xấu xa vậy và phải đánh đuổi giặc Pháp khôi phục nước Việt Nam và thành lập nước Cộng hòa dân chủ 15 . Còn Phan Châu Trinh - người khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam thì xác định rõ chủ đích của mình là đánh đổ chế độ phong kiến và đưa dân tộc đi theo con đường dân chủ tư sản. Ông viết . năm 1911 tôi được qua Tây để xem xét cái học thuật văn minh Âu châu. Đã mười hai năm tôi ăn nằm trên cái mảnh đất dân chủ hớp cái hơi không khí tự do nhờ vậy mà tôi hiểu được lẽ chánh đáng trong thế giới phần nghĩa vụ của quốc dân và cũng biết được chắc cái mục đích của nước nhà nên thay đổi lại thế nào. Chúng ta bây giờ cần phải đánh thức nhau dậy . làm cho tiệt hẳn cả cái sức ma quỷ chuyên chế nó đã ám ảnh chúng ta mấy ngàn năm nay . ấy là cái chủ ý và mục đích của tôi đấy 16 . Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX vấn đề giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc ta. Vì vậy có thể nói tuy bằng nhiều con đường cứu nước khác nhau song các nhà tư tưởng đều hướng đến độc lập dân tộc. Tư tưởng chính trị như vậy về cơ bản là đúng. Về phương pháp cách mạng các nhà tư tưởng đề ra hai phương pháp cách mạng bạo động và đấu tranh ôn hòa. Phan Bội Châu cho rằng thực dân Pháp là kẻ thù không đội trời chung với dân tộc ta chúng không cho dân tộc ta phát triển kinh tế mở mang văn hóa giáo dục đàn áp dã man mọi sự phản kháng kể cả phản kháng hòa bình nhất. Cho nên không thể sử dụng con đường hòa bình để giành độc lập dân tộc mà chỉ có sự lựa chọn duy nhất là phương pháp bạo động. Ông viết Vẫn biết bạo động với tự sát đều là việc làm của những kẻ kiến thức hẹp hòi không biết lo xa nhưng nếu sự thể buộc tự sát thà rằng xoay ra bạo động mà chết còn hơn. Vì cứ bạo động may ra còn trông được có chỗ thành công trong muôn một. Huống gì tôi đã suy đi tính lại lúc nầy bỏ sự bạo động ra không còn có việc gì đáng làm hơn nữa 17 . Ông coi cách mạng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN