tailieunhanh - Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam

m Cũng vậy, trong khi nhân vật chính của Kông Chuy Pát Chuy phải chịu những nỗi khổ do người mẹ kế gây ra, truyện được xây dựng trên mâu thuẫn của mẹ ghẻ con chồng: có thể xem đây là một đặc trưng điển hình của thể loại thuyết thoại mẹ ghẻ, thì nhân vật chính của Tấm Cám phải chịu những nỗi khổ do đứa em là con của người mẹ ghẻ trực tiếp gây ra. | Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam Cũng vậy trong khi nhân vật chính của Kông Chuy Pát Chuy phải chịu những nỗi khổ do người mẹ kế gây ra truyện được xây dựng trên mâu thuẫn của mẹ ghẻ con chồng có thể xem đây là một đặc trưng điển hình của thể loại thuyết thoại mẹ ghẻ thì nhân vật chính của Tấm Cám phải chịu những nỗi khổ do đứa em là con của người mẹ ghẻ trực tiếp gây ra. Chi tiết ai bắt được nhiều cá thì sẽ cho làm chị ở phần đầu tác phẩm cho thấy quan hệ mẹ ghẻ con chồng không sâu sắc bằng quan hệ con trưởng con thứ . Hay nói khác đi kiểu mâu thuẫn con trưởng - con thứ trong thuyết thoại thể hiện rõ xuyên suốt từ đầu đến cuối trong truyện Tấm Cám. Vai trò của người mẹ kế trong truyện Tấm Cám mờ nhạt hơn trong Kông Chuy Pát Chuy do vậy truyện Tấm Cám không thể xếp vào phạm trù thuyết thoại mẹ kế được. Hơn nữa truyện kết thúc bằng hành vi trừng ác và thuyết nhân quả báo ứng chỉ dành cho nhân vật Cám. Về điểm này có thể xác minh được qua tình tiết sau khi Cám chết do vai trò mờ nhạt người mẹ kế cũng tránh được cái chết 9 . Khảo sát cấu trúc gặp gỡ - chia ly của truyện ta thấy đoạn miêu tả về cuộc kết hôn của nhân vật Tấm là nhân vật này phải trải qua được những sự gây khó của người mẹ kế rồi cuối cùng mới kết hôn được và ngay cả sau khi kết hôn rồi số lần chia li và gặp gỡ của Tấm với người chồng của mình cũng nhiều hơn so với số lần gặp gỡ và li biệt giữa Kông Chuy và Quan huyện. Nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám của Việt Nam phải trải qua nhiều lần khắc phục khó khăn thử thách để đi đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Điều này cho thấy nhân vật Tấm không chỉ có một sức sống vĩnh cửu chết đi sống lại nhiều lần mà còn có một khát vọng mạnh mẽ trong việc bảo vệ hôn nhân. Có thể nói truyện Tấm Cám đã khắc họa nên hình tượng của một người phụ nữ Việt Nam hiền lành nhưng năng động kiên cường và trở nên cứng rắn hơn sau nhiều nghịch cảnh. Cấu trúc quá trình hóa thân của Kông Chuy đơn giản hơn Tấm. Biểu hiện qua số lần

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN