tailieunhanh - Một vài suy nghĩ về nhà ngữ âm học lớn nhất Việt Nam

Ai cũng nhận thấy anh Hạo thạo nhiều ngoại ngữ. Theo kinh nghiệm của tôi, điều này là dựa vào việc học tiếng Latinh. Người nào đã học tiếng Latinh cũng đều nhận thấy trong ngôn ngữ này, hệ thống biến hoá hình thái là vô cùng phức tạp. Hầu như mọi quan hệ hình thái có thể có trong các ngôn ngữ phương Tây, thì đều có sẵn trong tiếng Latinh, cho nên đã học tiếng Latinh thì việc nắm các quan hệ ngữ pháp của các ngôn ngữ châu Âu là hết sức dễ dàng, gần như không. | 1 r J A wẦ 1 A 1 1 r. 1 Ấ J Một vài suy nghĩ vê nhà ngữ âm học lớn nhât Việt Nam Ai cũng nhận thấy anh Hạo thạo nhiều ngoại ngữ. Theo kinh nghiệm của tôi điều này là dựa vào việc học tiếng Latinh. Người nào đã học tiếng Latinh cũng đều nhận thấy trong ngôn ngữ này hệ thống biến hoá hình thái là vô cùng phức tạp. Hầu như mọi quan hệ hình thái có thể có trong các ngôn ngữ phương Tây thì đều có sẵn trong tiếng Latinh cho nên đã học tiếng Latinh thì việc nắm các quan hệ ngữ pháp của các ngôn ngữ châu Âu là hết sức dễ dàng gần như không cần phải học. Còn về vốn từ thì tối đại đa số các chính tố trong các tiếng châu Âu đều đã có sẵn trong tiếng Latinh cho nên việc nhớ không phải vất vả. Đã thế một câu tiếng Latinh trung bình có từ 200 đến 300 chữ. Khi dịch ra tiếng Pháp bắt buộc phải dịch thành 4-5 câu vì tiếng Pháp là ngôn ngữ phân tích tính. Do đó mà học được cách ngắt câu và cách viết sao cho các câu tách rời này vẫn tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ là điều hết sức cần thiết. Những điều này đều hết sức có lợi giúp người học biết phân tích tổng hợp hay biết cách dùng các từ đệm sao cho cả một loạt câu thành một thể thống nhất. Không phải ngẫu nhiên mà anh Hạo cũng như Trương Vĩnh Kí đều rất giỏi ngoại ngữ. Anh Hạo còn hơn tôi về điểm anh rất thạo âm nhạc đã từng là một nhạc công và một nhạc sĩ. Cho nên anh có tai rất tốt và rất thạo cách bắt chước sao cho đúng với ngôn ngữ nước ngoài. Có thể nói anh là nhà ngôn ngữ học bẩm sinh và đời tôi chưa gặp một người thứ hai có năng khiếu này như anh. Phần lớn các nhà ngôn ngữ học Việt Nam kể cả tôi và anh Nguyễn Tài Cẩn đều do say mê ngôn ngữ học mà học suốt ngày nên có đôi chút thành tựu chứ không phải là những nhà ngôn ngữ học bẩm sinh. Anh Hạo cũng không bị kỉ luật làm nản chí trái lại càng lo làm việc tích cực hơn. Công việc cũng là dịch và làm khoa học. Anh đi vào âm vị học tôi đi vào tín hiệu học để tìm hiểu tiếng Việt và văn hoá Việt. Hai ngành này đều cùng một gốc theo cái xu hướng ngôn ngữ học mới ra đời sau những

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.