tailieunhanh - Mối quan hệ của ngôn ngữ học với các khoa học khác
Ngôn ngữ học có quan hệ với rất nhiều khoa học khác nhau. 1. Tín hiệu học là khoa học đại cương về các hệ thống tín hiệu như: mã điện báo, tín hiệu hàng hải, hàng không, hệ thống đèn giao thông, hệ thống tín hiệu của các loài động vật, bản chất tín hiệu của các bản đồ địa lí, của các nét vẽ hoạ hình, kĩ thuật sử dụng ngón tay của người câm điếc . Là một hệ thống tín hiệu, ngôn ngữ phải vận dụng những nguyên lí chung của tín hiệu học để xác. | Môi quan hệ của ngôn ngữ học với các khoa học khác Ngôn ngữ học có quan hệ với rất nhiều khoa học khác nhau. 1. Tín hiệu học là khoa học đại cương về các hệ thống tín hiệu như mã điện báo tín hiệu hàng hải hàng không hệ thống đèn giao thông hệ thống tín hiệu của các loài động vật bản chất tín hiệu của các bản đồ địa lí của các nét vẽ hoạ hình kĩ thuật sử dụng ngón tay của người câm điếc . Là một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ phải vận dụng những nguyên lí chung của tín hiệu học để xác lập các quy tắc riêng của mình. 2. Logic học là khoa học nghiên cứu các quy luật của tư duy và các hình thức của ý nghĩ. Ngôn ngữ và tư duy gắn bó với nhau cho nên việc vận dụng những khái niệm của logic học như khái niệm biểu tượng phán đoán nội hàm ngoại diên các quan hệ logic . vào ngôn ngư học là rất quan trọng. 3. Tâm lí học. Một trong những nhiệm vụ của tâm lí học là miêu tả hành vi nói năng của con người chẳng hạn nghiên cứu sự hình hành lời nói ở trẻ em sự phát triển lời nói ở học sinh. Ngôn ngữ học cũng nghiên cứu lời nói nó phải chú ý tới những cứ liệu tâm lí học. 4. Sinh lí học. Hoạt động nói năng của con người là một nội dung nghiên cứu của sinh lí học. Sinh lí học lời nói sẽ nghiên cứu quá trình cấu tạo các âm của lời nói trong bộ máy phát âm và quá trình tri giác bằng tai. 5. Y học. Trong y học có nhiều bệnh liên quan đến ngôn ngữ như bệnh tâm thần chứng mất ngôn bệnh câm-điếc mù-câm-điếc. Tri thức ngôn ngữ học sẽ giúp ích cho các bác sĩ trong việc chữa các bệnh có liên quan đến chứng mất ngôn loạn ngôn. kể trên. 6. Sử học. Cơ cấu và sự tiến hoá của xã hội chi phối sự phát triển của ngôn ngữ. Tài liệu lịch sử là một trong những bằng chứng để giải thích các hiện tượng ngôn ngữ. Ngược lại các cứ liệu về ngôn ngữ có thể rọi ánh sáng lên những sự kiện lịch sử nào đó. 7. Dân tộc học. Ngôn ngữ là một trong những đặc trưng cơ bản của dân tộc. Nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc dân tộc học không thể không chú ý đến các tài liệu ngôn ngữ. 8. Khảo cổ học.
đang nạp các trang xem trước