tailieunhanh - NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288_5

Tham khảo bài viết 'niềm kiêu hãnh chiến thắng bạch đằng ngày 9 tháng 4 năm 1288_5', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Trần Quốc Tuấn bố trí một lực lượng quân đội phối hợp với các đội dân binh địa phương đánh địch trên suốt đường rút lui của chúng từ Vạn Kiếp đến Bạch Đằng. Nhiệm vụ trước hết của lực lượng này là đánh lui đội kỵ binh hộ tống của Thoát Hoan đã cô lập hoàn toàn đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi Phàn Tiếp và để cho chúng không phát hiện đưược trận địa mai phục của ta ở hai bên bờ sông. Sau đó quân ta đánh kiềm chế để bảo đảm đưa quân địch vào trận địa quyết chiến sau khi ta đã chuẩn bị xong và đúng vào lúc nước triều bắt đầu xuống. Có như thế những trận đánh quyết liệt mới diễn ra vào lúc nước xuống thấp và ghềnh Cốc cũng như những bãi cọc mới phát huy được tác dụng. Đây là một kế hoạch đánh kiềm chế và nhử địch rất phức tạp khó khăn. Một bộ phận quân chủ lực do vua Trần Thánh Tông Trần Nhân Tông chỉ huy phối hợp với dội dân binh của Nguyễn Xuân đóng ở núi Kính Chủ Kinh Môn Hải Dương bên bờ sông Kinh Thầy sẵn sàng hỗ trợ để bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch kiềm chế và nhử địch. Sau khi quân địch đã lọt vào trận địa mai phục ở Bạch Đằng thì đạo quân của hai vua Trần sẽ theo sông Kinh Thầy Đá Bạc tiến xuống phối hợp với đại quân tiêu diệt đoàn thuyền địch trên trận địa quyết chiến. Cuối sông Kinh Thầy đoàn thuyền địch có thể theo sông Đá Bạc ra thượng lưu sông Bạch Đằng nhưng cũng có thể theo sông Giá men theo phía nam núi Tràng Kênh ra sông Bạch Đằng ở khoảng đối diện với cửa sông Chanh. Một lực lượng quân ta mai phục sẵn ở Trúc Động làm nhiệm vụ bịt đường sông Giá để buộc quân địch phải theo sông Đá Bạc dẫn thân vào trận địa mai phục của ta ở thượng lưu sông Bạch Đằng và để bảo vệ bí mật an toàn cho lực lượng quân thủy bộ của ta mai phục ở cửa sông Giá và núi Tràng Kênh. Như trên đã nói để bảo đảm cho thế trận bao vây địch được hoàn chỉnh tạo điều kiện cho bộ phận bố trí ở các cửa sông chặn đứng địch lại thì ngoài việc lợi dụng ghềnh Cốc như một chướng ngại tự nhiên Trần Quốc Tuấn còn cho xây dựng ở các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN