tailieunhanh - NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288_4

Tham khảo bài viết 'niềm kiêu hãnh chiến thắng bạch đằng ngày 9 tháng 4 năm 1288_4', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Cách chọn và bố trí trận địa chứng tỏ nghệ thuật lợi dụng địa hình tài giỏi và quyết tâm tiêu diệt địch cao độ của vị tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến. Để bảo đảm thắng lợi thật giòn giã oanh liệt Trần Quốc Tuấn đã tập trung cho trận Bạch Đằng một lực lượng quân sự khá mạnh. Không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể số lượng quân dân ta tham chiến trong trận Bạch Đằng. Nhưng do vị trí và ý nghĩa chiến lược của trận quyết chiến chắc chắn Trần Quốc Tuấn đã tập trung về Bạch Đằng một bộ phận quan trọng quân đội chủ lực của triều đình kết hợp với quân đội của các vương hầu và lực lượng vũ trang của nhân dân. Vào đầu thời Trần quân đội thường trực của nhà nước gồm quân cấm vệ của triều đình và quân các lộ không quá 10 vạn người. Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chí Binh chế chí sách đã dẫn . Nhưng trải qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược năm 1258 và 1285 lực lượng quân sự nước Đại Việt đã trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc bao gồm quân đội chủ lực của triều đình quân đội của các vương hầu và các đội dân binh của cáclàng xã. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai riêng số quân của bốn con trai của Trần Quốc Tuấn là Hưng Vũ vương Minh Hiến vương Uất Hưng Nhượng vương Tảng và Hưng Trí vương Hiến đem đến hội ở Vạn Kiếp đã lên đến 20 vạn. Và theo bài thơ của vua Trần Nhân Tông thì lúc đó số quân ở Hoan Diễn Nghệ An Hà Tĩnh có đến 10 vạn Hoan Diễn do tồn thập vạn binh nghĩa là Hoan Diễn còn kia chục vạn quân . Theo phương châm của Trần Quốc Tuấn Quân cần tinh không cần nhiều quân đội chủ lực của nhà Trần không nhiều lắm về số lượng nhưng rất tinh nhuệ. Quân đội đó được tổ chức chặt chẽ huấn luyện chu đáo lại được tôi luyện trong chiến tranh yêu nước nên có tinh thần chiến đấu cao bản lĩnh chiến đấu vững vàng. Bài thơ của tướng Phạm Ngũ Lão còn phản ánh khí thế oai hùng của quân đội lúc bấy giờ Múa giáo non sông trải mấy thâu Ba quân khí mạnh nuốt sao Ngâu. Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN