tailieunhanh - Giá trị văn hóa văn nghệ: Lượng và chất ._1

Bất kỳ một thành tựu, một giá trị văn hóa văn nghệ nào cũng thể hiện và được đánh giá ở hai phạm vi lượng và chất. Lượng và chất trước hết là vấn đề của đời sống | Giá trị văn hóa văn nghệ Lượng và chất Bất kỳ một thành tựu một giá trị văn hóa văn nghệ nào cũng thể hiện và được đánh giá ở hai phạm vi lượng và chất. Lượng và chất trước hết là vấn đề của đời sống. Về nhận thức đó là hai phạm trù của triết học luôn tác động và chuyển đổi cho nhau. Trong quá trình chuyển đổi quan trọng nhất là khâu lượng biến thành chất. Như một quy luật thường thấy trong đời sống cũng như trong triết học lượng luôn biến đổi thành chất nhưng có trường hợp lượng có thể gia tăng nhưng không thể biến thành chất. Đấy là khi trong lượng không tiềm ẩn và chứa đựng yếu tố cần thiết của chất. Khi đó quá trình diễn ra chỉ là những con số cộng kế tiếp. Lượng biến thành chất là thời điểm có ý nghĩa nhất cho mọi hoạt động vật chất và tinh thần. Đó là giây phút chín của sáng tạo như một quả chín dậy hương thơm Archimède reo lên khi tìm ra chân lý khoa học Einstein phát hiện ra luật tương đối sau bao nhiêu năm tháng tìm tòi khổ công. Lượng biến thành chất ghi nhận sự thắng thế sự thăng hoa của giá trị đích thực khác biệt với cái hàng ngày quen thuộc bình thường. Mối quan hệ giữa lượng và chất thể hiện trong nhiều lĩnh vực có thể liên hệ trong đời sống và văn hóa văn nghệ. Với quốc gia Những nước đất rộng người đông như Nga Trung Quốc Mỹ. lại có trình độ phát triển cao của dân trí nên sức mạnh được nhân lên từ nhiều phía. Nhưng cũng không nhất thiết đất rộng người đông là có sức mạnh nhất là khi dân trí kém. Nhiều nước châu Phi đất rộng lại có nhiều mỏ vàng kim cương nhưng vẫn còn nghèo khổ. Một quốc đảo như Singapore 1 chỉ có 632 cây số vuông hay Hồng Kông 1074 cây số vuông nhưng là miền đất rất phát triển giàu có và thịnh vượng. Đất rộng là một tiêu chí một điều kiện cho sự phát triển nhưng nhiều khi chưa phải là quan trọng nhất. Lượng phải biến thành chất mới có giá trị trong phát triển. Muốn thế phải biết tổ chức lực lượng liên kết các thành tố để tạo nên sức mạnh. Về quân sự Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu Phép dùng binh của ông Tôn Tử nhà quân sự sinh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN