tailieunhanh - Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng_2

Thời gian trong tiểu thuyết lịch sử là thời gian quá khứ. Trong hai tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và An Tư, Nguyễn Huy Tưởng tuân thủ thời gian theo trật tự tuyến tính, theo trình tự các sự kiện xảy ra, với con mắt của một sử gia thế hệ sau, đã biết trước kết cục của nó | Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Thời gian trong tiểu thuyết lịch sử là thời gian quá khứ. Trong hai tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và An Tư Nguyễn Huy Tưởng tuân thủ thời gian theo trật tự tuyến tính theo trình tự các sự kiện xảy ra với con mắt của một sử gia thế hệ sau đã biết trước kết cục của nó không có thời gian hồi chỉ. Nhưng nhà văn cũng khéo léo tạo ra những khoảng thời gian kéo dài hay dồn nén để tạo nên kịch tính cho cốt truyện. Ví như đoạn miêu tả đêm tân hôn của Quỳnh Hoa được miêu tả trong quãng thời gian rất dài với rất nhiều sự kiện nhằm làm nổi bật sự bất hạnh của nàng. Trong khi đó cả quãng đời còn lại của nàng chỉ được tóm gọn trong lời thông báo đã ngót hai tháng nay cậu Trời không xuống phủ. Dân gian đã mừng và cho rằng vì lấy quận chúa nên Lân đỡ ngông cuồng . Thời gian trong tiểu thuyết An Tư cũng biến chuyển linh hoạt theo đời sống nội tâm của nhân vật. Đêm chia tay Trần Thông An Tư thấy thời gian thật ngắn ngủi trong khi đó thời gian sống trong trại giặc ngóng tin quân nhà lại kéo dài lê thê theo diễn biến nỗi nhớ nỗi tủi nhục trong lòng nàng. Nhà văn không trình bày thời gian theo lối sử biên niên như hình thức trần thuật của những tiểu thuyết lịch sử trung đại. Thời gian ở đây mang tính phiếm chỉ không có dấu mốc cụ thể của ngày tháng năm nhưng người đọc có thể xác định qua những hình ảnh tín hiệu thời gian cái rét nàng Bân tiếng chim vịt gọi vào hè những trận mưa rào đầu hạ. Xoá đi tính biên niên Nguyễn Huy Tưởng đưa quá khứ về gần với hiện tại chuyện của hôm qua mà như chuyện của ngày hôm nay. Sống mãi với thủ đô có một cấu trúc thời gian thật đặc biệt so với hai tiểu thuyết trên. Độ dồn nén thời gian căng thẳng trong một không gian chật hẹp và bức bối là một môi trường thử thách nghiệt ngã đối với bản lĩnh của dân tộc và cá nhân con người. Mấy chục tiếng đồng hồ ngắn ngủi trong tác phẩm là một ranh giới mong manh giữa chiến tranh và hoà bình giữa sự sống và cái chết giữa độc lập tự do và nô lệ giữa anh hùng và đê hèn.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN