tailieunhanh - Cái đương thời và cái lịch sử trong sáng tác của Gogol _3

Độc giả của Gogol dễ nhận ra rằng cái thế giới “những linh hồn chết” hiện ra không chỉ từ những trang tiểu thuyết cùng tên, mà còn trong rất nhiều những tác phẩm khác của ông | Cái đương thời và cái lịch sử trong sáng tác của Gogol Độc giả của Gogol dễ nhận ra rằng cái thế giới những linh hồn chết hiện ra không chỉ từ những trang tiểu thuyết cùng tên mà còn trong rất nhiều những tác phẩm khác của ông văn xuôi cũng như kịch. - đó là hình ảnh xã hội Nga con người Nga nước Nga đương thời trong con mắt của nhà văn này. Nếu nhân vật chính của tiểu thuyết Pavel Ivanovich Chichikov phiêu du từ tỉnh này qua tỉnh kia của đất nước rộng lớn nhất thế giới để tậu mua những linh hồn chết thì tác giả của nó Nikolai Vassilievich Gogol lặn lội cùng với nhân vật của mình tìm kiếm trên đất nước thân yêu những linh hồn sống và như ta biết trong phần một phần được nhà văn công bố của tác phẩm vĩ đại nhất của mình chưa tìm thấy. Trong cái nhân loại Nga đương đại được tái tạo trong các truyện và kịch của Gogol chỉ thấp thoáng hình dáng một linh hồn sống - đó là người họa sĩ già trong truyện Bức chân dung chùm truyện Peterburg . Song có hai nét đáng để ý ở nhân vật chính diện mẫu mực này thứ nhất nó được khắc họa không trực tiếp bằng lời nói của tác giả mà qua lời kể của một nhân vật khác - người con trai của họa sĩ mà lời kể này do vị thế của người kể tất yếu thấm đượm thái độ tôn kính và khuynh hướng lí tưởng hóa nếu nhớ đến từ ngữ của Bakhtin thì nó rõ ràng mang dấu ấn của khoảng cách sử thi . Thứ hai người họa sĩ lão thành ấy đã đi tu từ lâu và chỉ vẽ những tranh thánh cho nhà thờ cắt đứt mọi quan hệ với xã hội thế tục vì vậy mà phạm vi hoạt động và tác động của nhân vật này là hết sức khu biệt. Trong truyện người nghệ sĩ thoát tục này đối lập với người nghệ sĩ lụy tục Chartkov. Trong thế giới nghệ thuật của Gogol những con người lụy tục đến cực độ đến nỗi trở thành những linh hồn chết trong thân xác sống những chỗ rách trong nhân loại lời của tác giả nói về Pliushkin hiện ra vừa như một trạng thái của nhân thế vừa như một kết quả của quá trình thời gian - lịch sử. Cái nhãn thức này được thể hiện một cách trực quan trong bố cục tập truyện thứ hai của Gogol -

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.