tailieunhanh - Tế Hanh – một hồn thơ đằm thắm và trong trẻo _2

Đến với Thơ mới bằng những bài thơ trong trẻo, thơ Tế Hanh ngày càng đằm sâu nỗi niềm thời thế và thấm đẫm những nỗi buồn trước hiện thực cuộc sống. | Tế Hanh - một hồn thơ đằm thắm và trong trẻo Đến với Thơ mới bằng những bài thơ trong trẻo thơ Tế Hanh ngày càng đằm sâu nỗi niềm thời thế và thấm đẫm những nỗi buồn trước hiện thực cuộc sống. Cũng chính từ đấy không ồn ào và choáng ngợp thơ Tế Hanh đã tiếp tục tô thêm màu sắc bồi đắp thêm những giá trị mới cho thơ lãng mạn vào chặng cuối của nó. Với tấm lòng yêu thương cuộc sống và một tâm hồn nhạy cảm với đời Tế Hanh bước vào cuộc kháng chiến hòa nhập với nhân dân. Sang bờ tư tưởng ta lìa ta - Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà những câu thơ còn vương vấn siêu hình diễn đạt một quyết tâm rất thực của nhà thơ. Như mọi nhà thơ lãng mạn khác Tế Hanh đã có những chuyển biến lớn lao cả trong cảm hứng sáng tạo cũng như nghệ thuật thơ thơ trở thành những khúc ca giản dị hướng về đại chúng thơ phục vụ kháng chiến ca ngợi những con người kháng chiến. Hai tập thơ Hoa mùa thi và Nhân dân một lòng là kết quả sáng tạo của nhà thơ trong tám năm kháng chiến trong đó bài thơ Người đàn bà Ninh Thuận thường được coi như một thành công đánh dấu bước đường này của Tế Hanh. Trong hình thức tự sự nhà thơ ghi lại cuộc trò chuyện với một người phụ nữ bình thường của miền cực nam Trung bộ mang nặng thù nhà nợ nước hết lòng với kháng chiến. Đoạn kết mạnh mẽ rắn rỏi gói trọn niềm căm thù của người đàn bà Ninh Thuận của những người phụ nữ kháng chiến Bao giờ lệnh tổng phản công Chắc là đá cũng xuống đồng giết Tây Núi rừng tất cả lá cây Không ghi hết tội của bầy chó kia. Sau 1954 một nguồn cảm hứng mới đã mở ra một giai đoạn sáng tác mới của thơ Tế Hanh. Tình quê hương đậm đà nỗi đau đất nước cắt chia cùng nỗi niềm thương nhớ xa cách của tình yêu cùng một lúc quyện hòa tha thiết và xót xa trong chủ đề đấu tranh thống nhất đất nước. Như nhà thơ kể Tôi bước vào giai đoạn mới trong sáng tác của mình bắt đầu bằng hai bài thơNhớ con sông quê hương và Chiêm bao viết năm 1956. Có thể nói từ năm 1955-1956 đến hết cuộc chiến tranh năm 1975 là giai đoạn tôi viết được nhiều nhất và có nhiều bài thơ đã để

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.