tailieunhanh - Giáo trình hướng dẫn phân tích chẩn đoán lâm sàn thú y về những rối loạn trong cơ thể bệnh p10

Để tiến hành tốt các thao tác: tiêm, lấy máu, băng bó vết thương, làm các phẫu thuật ngoại khoa như mổ dạ cỏ, thiến trâu bò đực,. hoặc cho chúng uống thuốc, người cán bộ thú y thường phải bắt giữ và cố định chúng (trâu, bò, lợn, ). Hiệu quả của các công việc trên phụ thuộc rất lớn vào khâu cố định gia súc. | b. Uống - Uống ít do tắc ruột thủy thũng tê liệt thần kinh mặt . - Uống nhiều do sốt ỉa chảy nôn mửa ra nhiều mồ hôi viêm thận mạn tính trúng độc muối. c. Cách lấy thức ăn nước uống Ngựa dùng môi lấy thức ăn hàm dưới đưa thức ăn vào miệng. Bò dùng lưỡi lấy thức ăn. Lợn ngoạm từng miếng. Lấy thức ăn khó khăn thường thấy bệnh ở lưỡi ở môi niêm mạc miệng răng cơ nhai họng các bệnh thần kinh. Ngựa lấy thức ăn khó khăn nhai thức ăn uể oải nhiều khi gục đầu vào máng là triệu chứng của viêm não u não não thủy thũng. d. Nhai - Gia súc nhai chậm uể oải do sốt bệnh ở dạ dày rối loạn tiêu hóa. - Nhai đau cổ vươn ra miệng há hốc do viêm chân răng răng mòn không đều viêm niêm mạc miệng viêm lưỡi gặp ở bệnh lở mồm long móng. - Nhai rất đau không nhai hai hàm răng khép chặt do viêm niêm mạc miệng viêm lưỡi nặng bệnh thần kinh. - Nghiến răng Ngựa nghiến răng do đau bụng trúng độc viêm não tủy truyền nhiễm. Bò nghiến răng do viêm dạ dày cata viêm ruột cata liệt dạ cỏ viêm dạ tổ ong do ngoại vật. Lợn nghiến răng thấy ở bệnh dịch tả. Cừu nghiến răng do ấu sán não. e. Nuốt - Rối loạn nhẹ đầu gia súc vươn thẳng lắc lư hai chân cào đất nuốt khó khăn do viêm họng tắc thực quản. - Rối loạn nuốt nặng thức ăn trào ra đằng mũi trào ngược thực quản do viêm họng nặng tắc thực quản trong các bệnh hệ thần kinh. g. Nhai lại Bò khỏe sau khi ăn no 30 phút đến một giờ rưỡi thì bắt đầu nhai lại. Một ngày đêm nhai lại 6 - 8 lần mỗi lần từ 50 - 60 phút. Rối loạn nhai lại nhai lại chậm và yếu gặp trong trường hợp chướng hơi bội thực và nghẽn dạ lá sách. Không còn phản xạ nhai lại gặp ở liệt dạ cỏ chướng hơi bội thực nặng các trường hợp trúng độc. h. Ợ hơi Trâu bò mỗi ngày ợ hơi khoảng 20 - 40 lần. Nhờ ợ hơi mà các khí lên men tích lại trong dạ cỏ được tống ra ngoài. 50 - Ợ hơi tăng do ăn nhiều thức ăn dễ lên men chướng hơi dạ cỏ giai đoạn đầu. - Ợ hơi giảm do dạ cỏ liệt tắc rãnh thực quản sốt cao các bệnh nặng. Liệt dạ cỏ mạn tính hơi ợ ra hôi thối. - Không ợ hơi do tắc rãnh thực quản chướng hơi dạ cỏ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN