tailieunhanh - Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải _1

Vẫn biết “nho quan đa ngộ thân” (hay “đa luỵ thân” như Á Nam đã từng lấy bút danh Lụy Giả trong Kim sinh luỵ) nhưng con người nhà nho trong anh Khoá đã mất hết những hùng tâm tráng chí ngày trước. | Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải vẫn biết nho quan đa ngộ thân hay đa luỵ thân như Á Nam đã từng lấy bút danh Lụy Giả trong Kim sinh luỵ nhưng con người nhà nho trong anh Khoá đã mất hết những hùng tâm tráng chí ngày trước. Tuy nhiên hình tượng anh Khoá vẫn mang trong nó ý vị phiêu lưu - chữ dùng của Toàn quyền Clôbukôpxki khi nói về những nhà chí sĩ thời đó - và chính là một gợi dẫn cho hình tượng li khách khách du chinh phu và môtip lên đường trong Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn mà Nhóm Lê Quý Đôn coi là một thứ anh Khóa một nhà cách mạng mơ hồ nào đó 10 . Bài thơ Tống biệt hành ra đời trong phong trào Thơ mới lấy lại được sự rắn rỏi gân guốc íUỊ trong không khí riêng của nhiều bài thơ cơ 12 Thi nhân Việt Nam nhưng không khí thời đại của anh Khoá không hề giống không khí thời đại phục dựng của người li khách. Cuộc xuất dương của anh Khoá là cuộc xuất dương sau những đợt khủng bố trắng của thực dân đối với phong trào Đông du Đông Kinh nghĩa thục và lúc này tiếng gọi lên đường từ xứ Phù Tang xa xôi cùng âm hưởng của cách mạng Tân Hợi bên Trung Hoa dân quốc lân cận không còn vang vọng mấy. Có những hình tượng vốn có sức gợi lớn trong cuộc sống nhưng khi nhà văn phát hiện ra và đưa vào văn học người ta mới thực sự ngỡ ngàng. Hình tượng anh Khoá là một trường hợp như thế. Trong lịch sử dân tộc anh Khoá là sự cô đặc không khí thời đại trong sự biểu hiện của một kiểu người. Khi coi anh Khoá qua thơ Trần Tuấn Khải là một nhân vật văn hoá là ta đã xem xét hình tượng này trong tính giá trị tính lịch sử tính hệ thống mà nó phụ thuộc. Anh Khoá có phải thực sự là một nhà nho duy tân Hay chỉ là một nhà nho yêu nước Có lẽ khi tìm hiểu hình tượng này chúng ta chỉ nên tiếp cận có định hướng chứ không nên định nghĩa nó một cách cặn kẽ. Xét từ bản chất của hình tượng ta sẽ thấy Vào những năm 1910-1920 khi tiếng gươm Cần Vương đã lặng mọi hoạt động yêu nước của các nhà nho duy tân đi vào bế tắc con người đau buồn u uất băn khoăn day dứt và hơn hết các nhà nho

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.