tailieunhanh - CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA NƯỚC TA VỀ HỒI HAI THẾ LỶ 17 – 18 .

Các nhà buôn và các giáo sĩ Tây phương vào nước ta trước hết đều để chân đến các kinh đô, các thị trấn và hải cảng lớn ở phía Bắc hoặc ở phía Nam. | CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA NƯỚC TA VỀ HỒI HAI THẾ LỶ 17 - 18 Các nhà buôn và các giáo sĩ Tây phương vào nước ta trước hết đều để chân đến các kinh đô các thị trấn và hải cảng lớn ở phía Bắc hoặc ở phía Nam. Các giáo sĩ lưu lại để truyền giáo và các nhà buôn ngoại quốc mở cửa hàng cũng đều ở các đô thị lớn. Cho đến các nhà ngoại giao các sứ thần đi giao thiệp về các việc trọng đại cũng phải đến các kinh đô nơi vua chúa lập triều đình và đặt các cơ quan chính trị và hành chính. Vì thế mà các thị trấn lớn được người ngoại quốc để ý và nói đến rất nhiều. Các di tích của họ để lại ở xứ ta cũng đều tụ tập ở các nơi đó cả. Nay mỗi khi ta đọc lại những tập ký sự của các nhà đi bể và các giáo sĩ đến nước ta trước tiên không những ta có thể biết được nhiều điều mà các chính sử không hề chép mà lại còn được trông thấy những cảnh tượng lạ mắt về các đô thành cổ và về cách sinh hoạt của ông cha ta thưở trước. Những cuốn ký sự đó thực là những tài liệu quý giá cho cuốn Việt Nam xã hội và Văn hóa sử sau này. Chúng tôi muốn đem phô diễn trước mắt các độc giả những cảnh Hà Nội Phố Hiến Huế Cửa Hàn Faifo Quy Nhơn cổ theo các quan sát của các nhà buôn và giáo sĩ ngoại quốc là vì các nơi đó rất có quan hệ đến lịch sử nước ta và lịch sử việc truyền đạo Thiên Chúa ở xứ này. Trong cuốn Description du royaume de Tonkin của Samuel Baron do dịch tiếng Anh ra và xuất bản ở nhà in Viễn Đông Hà Nội có tả rõ về kinh đô Kẻ Chợ của xứ Bắc kỳ hồi đó Samuel Baron là một nhà buôn Anh do Công ty Ấn Độ ở Bantam phái sang mở hiệu buôn ở Hà Nội cùng phố Hiến vào năm 1681 đã viết Thành phố Ca-cho Kẻ Chợ Hà Nội là thủ đô xứ Bắc kỳ. Thành phố đó ở vào bắc vỹ tuyến 21 độ và cách bể độ 40 dặm. Về diện tích thành phố đó có thể so sánh với nhiều thị trấn khác ở Á châu còn về dân số thì thành phố đó còn đông hơn nhiều nơi nhất là trong hai ngày mồng một và rằm mỗi tháng là các ngày phiên chợ dân các làng lân cận đem các hàng hóa kéo về đó đông không thể tưởng tượng được. Có nhiều phố rộng rãi quang đãng vào

TỪ KHÓA LIÊN QUAN