tailieunhanh - Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỉ XIX .

Lời Tòa soạn: Nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Trần Thanh Mại (1911-1965), quê ở Thừa Thiên - Huế. Sinh thời Trần Thanh Mại đã viết nhiều chuyên luận, chuyên khảo, tiểu luận,. phần lớn đã được in lại trong sách Trần Thanh Mại - | Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỉ XIX Lời Tòa soạn Nhà văn nhà giáo nhà nghiên cứu phê bình văn học Trần Thanh Mại 1911-1965 quê ở Thừa Thiên - Huế. Sinh thời Trần Thanh Mại đã viết nhiều chuyên luận chuyên khảo tiểu luận . phần lớn đã được in lại trong sách Trần Thanh Mại - Toàn tập Hồng Diệu sưu tầm biên soạn giới thiệu 3 tập Nxb. Văn học H 2004. Bản thảo Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỷ XIX do nhà văn Hồng Diệu và gia đình cố nhà văn Trần Thanh Mại đã lưu giữ và cung cấp. Trân trọng những đóng góp của nhà khoa học Trần Thanh Mại và tôn trọng tính lịch sử về cơ bản chúng tôi in nguyên văn bản thảo và giới thiệu cùng bạn đọc. Nếu như thơ văn chữ Hán đã chiếm ưu thế trong văn học phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX thì tình hình ấy vẫn còn được duy trì ở thời kì nửa sau và hầu như khối lượng thơ văn chữ Hán số lượng người sáng tác bằng chữ Hán ở thời kì này lại còn tăng thêm. Không những chúng ta có một danh sách tác gia dài dòng hơn mà danh sách tác phẩm của từng nhà thơ cũng dài dòng hơn số người đã từng ghi dăm bảy tập thơ văn trong bản thành tích của mình không phải là ít thậm chí có khá nhiều người có những sự nghiệp khá qui mô như Nhữ Bá Sĩ Nguyễn Tư Giản Miên Thẩm Miên Trinh Phạm Phú Thứ đến cả Tự Đức nữa. Câu thơ của người đương thời Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán - Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường nghĩa là Văn như văn của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì thời Tiền Hán không đáng kể nữa mà thơ đến như thơ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm và Tuy Lý Vương Miên Trinh thì thời Thịnh Đường cũng chẳng thấm vào đâu Nó là một câu thơ huênh hoang khoác lác không có thực chất nhằm đề cao một cách giả tạo vô căn cứ triều đại Tự Đức nhưng xét cho cùng nó cũng phản ánh được một sự thật là thời đó người ta làm văn làm thơ nhiều. Có thể nói trong thời này không có một tay khoa bảng nào mà không có một tập thơ các ông hoàng bà chúa thì lại càng thừa thời giờ ngâm vịnh Mặc vân thi xã của Tùng Thiện Vương Đông Sơn thi tửu hội của Đoàn Trưng Đoàn Thực đều hoạt động .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN