tailieunhanh - Xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy Tưởng viết vở bi kịch Vũ Như Tô vào năm 1941, khi đó anh chưa đầy 30 tuổi. Sáng tạo được một tác phẩm hoàn chỉnh, chín chắn đến thế chứng tỏ một tài năng lớn, một kì công đáng ngạc nhiên. Anh thường hay quan tâm đến quá khứ dân tộc, phát hiên trong những câu chuyện quá khứ những vấn đề mang tính thời đại, soi sáng cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. | gfr HOC 360 H XĐẾTHÀNHCÔNG Xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tưởng viết vở bi kịch Vũ Như Tô vào năm 1941 khi đó anh chưa đầy 30 tuổi. Sáng tạo được một tác phẩm hoàn chỉnh chín chắn đến thế chứng tỏ một tài năng lớn một kì công đáng ngạc nhiên. Anh thường hay quan tâm đến quá khứ dân tộc phát hiên trong những câu chuyện quá khứ những vấn đề mang tính thời đại soi sáng cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Nhưng anh không phải là một nhà khảo cổ bản lĩnh nghệ sĩ vẫn bộc lộ trọn vẹn khi nhà văn phát hiện trong câu chuyện quá khứ những thông điệp dành cho hôm nay và thậm chí cả muôn đời. Có thể lấy vở kịch Vũ Như Tô làm ví dụ tiêu biểu cho điều đó. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã sửa đi sửa lại văn bản rất nhiều lần và hình như vẫn chưa hoàn toàn ưng ý. Hơn thế nữa mấy lời đề tựa cho tác phẩm đâu chỉ đơn thuần là thủ pháp nghệ thuật nhằm khơi gợi cảm hứng đồng sáng tạo ở độc giả. Đó thực sự là những băn khoăn của nhà văn về thiên chức số phận của người sáng tạo ra cái đẹp. Than ôi Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm. Về cốt truyện của vở kịch xin không nhắc lại. Ở đây chỉ nhìn nhận lại xung đột kịch cơ bản trong vở kịch này là gì Trong hầu hết các tài liệu hướng dẫn giảng dạy đều nói đó là xung đột giữa tài năng và điều kiện thi thố tài năng giữa quyền lợi nhân dân và quyền lợi dân tộc hay giữa nghệ sĩ và nhân một công trình nghiên cứu sâu sắc về Vũ Như Tô nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư đã chỉ ra rằng xung đột nghệ sĩ và nhân dân mới thực sự là xung đột của bi kịch còn ngoài ra chỉ nêu lên nguyên nhân hoặc chỉ là suy diễn tự biện không ăn khớp với thực tế tác phẩm. Đoạn trích trong SGK Ngữ Văn nâng cao lớp 11 đã cho thấy điều này. Quan hệ đối kháng giữa Vũ Như Tô và nhân dân đói khổ bị bắt đi xây dựhg Cửu Trùng Đài. Người nghệ sĩ chỉ biết đến đồ án công trình nghệ thuật lí tưởng của mình bưng tai bịt .
đang nạp các trang xem trước