tailieunhanh - Tạ Văn Phụng và cuộc khởi binh chống Nguyễn (1861-1865)_2
Tham khảo bài thuyết trình 'tạ văn phụng và cuộc khởi binh chống nguyễn (1861-1865)_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tạ Văn Phụng và cuộc khởi binh chống Nguyễn 1861-1865 Sau khi bị đánh thua ở nhiều nơi Tạ Văn Phụng buộc phải cho quân lui về giữ Hải Ninh. Đến tháng 6 âm lịch năm ấy quân Tạ Văn Phụng bị các tướng là Nguyễn Tri Phương Phạm Chi Hương Nguyễn Văn Vĩ Mai Thiện cầm quân thủy bộ đến vây đánh. Tiếp đó tháng 7 âm lịch khoảng trăm chiếc tàu của Tạ Văn Phụng đang neo đậu tại sông Thác Hàn ngoài thành Hải Ninh cũng bị Đốc binh Ông Ích Khiêm và Phó vệ úy Phan Đình Thảo hiệp đồng với quan nhà Thanh ở Khâm Châu là Lý Văn Yên đến đánh. Trận diễn ra vào buổi tối đến sáng thì quân triều lấy lại được thành Hải Ninh đuổi đoàn tàu chiến ước chừng 70 80 chiếc của quân nổi dậy chạy đến vũng Ngọc Sơn Đồ Sơn .Bị truy đuổi Tạ Văn Phụng cùng tùy tướng tên là Ước không rõ họ lại đem đoàn thuyền chạy vào tới vùng biển Thanh Hóa Nghệ An. Bị bắt và bị xử chết Tháng 8 âm lịch năm Àt Sửu 1865 đạo quân thứ Hải Yên do tướng Nguyễn Tri Phương chỉ huy lại truy đuổi một đội tàu của Tạ Văn Phụng tại sông Gia Luận thuộc xứ Hà Lai. Tại đây ông sai Tri huyện Nghiêu Phong là Nguyễn Hữu Thuận đem binh thuyền đi thăm dò địa phận sông thì chợt gặp thuyền Đô thống Hậu quân của quân nổi dậy là Phạm Văn Khương và Oánh không rõ họ nên hô quân bắt được. Sau đó ông Oánh bị giết ngay còn ông Khương thì bị nhốt cũi giải về Kinh đô Huế. Sang tháng sau tháng 9 âm lịch thì đoàn thuyền Tạ Văn Phụng bị bang thuyền nước Tàu đánh tan ở ngoài Hải Ninh và hòn Thảo Dự ở Quảng Bình. Đến lúc ấy quân nổi dậy người thì phải bắt người thì chạy trốn được. Phần Tạ Văn Phụng và tùy tướng tên là Ước sau đó cũng bị bắt sống giải về Huế. Tháng 10 năm 1865 Tạ Văn Phụng bị xử lăng trì. Vấn đề liên quan Có một số tác giả cho rằng Tạ Văn Phụng đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy có qui mô rộng lớn chống lại nhà Nguyễn thu hút đông đảo nhân dân đói khổ lúc bấy giờ và đã làm cho triều đình Huế phải lao đao lắm mới dẹp yên được. Nhưng xu hướng hòa thân với Pháp để lợi dụng Pháp cũng như việc liên kết với quân Tàu ô quân khách tàn dư của các cuộc .
đang nạp các trang xem trước