tailieunhanh - Phân tích Trần Nhân Tông Minh quân và đạo sĩ_1
Tham khảo bài viết 'phân tích trần nhân tông minh quân và đạo sĩ_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Phân tích Trần Nhân T ông -Minh quân và đạo sĩ Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng. Trần Nhân Tông Trong lịch sử Việt Nam có những vị vua giỏi giang cán đáng và lãnh đạo nước trong những tình huống khó khăn. Trần Nhân Tông là một trong những vị vua đầu khai triều và xây dựng nhà Trần. Triều ông là giai đoạn cực thịnh nhất của nhà Trần. Ông lãnh đạo nước trong những thời kỳ gay cấn nhất của lịch sử Việt Nam chiến tranh xâm lược của đạo quân Mông Cổ reo rắc kinh hoàng ở khắp lục địa Á-Âu. Trong hai cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần hai và lần ba ông đã cùng tướng sĩ và nhân dân đối phó và đánh bai giặc. Ông là người mở ra Hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến toàn dân và cùng nhân dân đối kháng địch. Trần Nhân Tông không những là vị vua cương chính và gần dân mà còn là một đạo sĩ Phật giáo hiền tài một trong ba sư tổ sáng lập ra trường phái Trúc Lâm duy nhất ở Việt Nam. 1- Con người và sự nghiệp a Bản chất con người Thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông lên ngôi vua thay thế Thượng Hoàng Thánh Tông năm 1279. Ông là một vị vua có cốt ở dân và có một târn hồn Việt cội rễ. Ẩn tàng trong ông là ý thức về nguồn gợi nhớ gốc tổ Rồng Tiên như lời ông từng nói với con Trần Anh Tông và Quốc Công Trần Quốc Tuấn Nhà ta vốn là dân hạ bạn đời đời ưa chuộng việc hùng dũng. thích hình rồng vào đùi để tỏ ra không quên gốc. Tục xâm hình rất phổ biến trong dân gian Việt Nam từ thời Hùng Vương đến đời Trần Nhân Tông thì phát triển mạnh mẽ. Từ vua quan đến quân dân đều vẽ xâm hình rồng trước bụng sau lưng và hai vế đùi. Lúc này người ta chẳng những quan niệm xâm hình rồng để khi xuống nước không bị giao long làm hại mà còn nhầm nhắc nhở nhau về một nguồn gốc như lời vua nhắn nhủ. Tục này thịnh hành đến nỗi người Trung Hoa trông thấy gọi là thái long tức rồng vẽ. Theo sứ nhà Nguyên Trần Phụ thì mỗi người dân Đại Việt còn thích chữ Nghĩa di quyền phụ hình vu báo quốc Vì việc nghĩa mà liều thân vì ơn nước mà báo đền . Điều này cho thấy dưới đời vua Trần Nhân Tông quân dân đều một .
đang nạp các trang xem trước