tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " Thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam "

Thiết chế xã hội là một trong những đặc trưng cơ bản của loài người. Trong lịch sử phát triển của mình, con người càng tiến bộ, văn minh thì các dạng thức tổ chức xã hội và hoạt động của con người càng đa dạng và phức tạp. Ở đó có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại, bản địa và du nhập, đặc trưng tộc người và giá trị văn hóa. 1. Khái niệm thiết chế xã hội Hiện nay có nhiều định nghĩa về thiết chế xã hội dưới các góc độ chuyên môn. | Thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam VŨ TRƯỜNG GIANG TS. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I. Thiết chế xã hội là một trong những đặc trưng cơ bản của loài người. Trong lịch sử phát triển của mình con người càng tiến bộ văn minh thì các dạng thức tổ chức xã hội và hoạt động của con người càng đa dạng và phức tạp. Ở đó có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại bản địa và du nhập đặc trưng tộc người và giá trị văn hóa. I. Khái niệm thiết chế xã hội Hiện nay có nhiều định nghĩa về thiết chế xã hội dưới các góc độ chuyên môn khác nhau. J. Fichter cho rằng Thiết chế xã hội là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa. Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi tức là các vai trò. Do vậy thiết chế xã hội chính là một hợp tác khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận các vai trò nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội . Theo Thiết chế là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng 1. Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa thiết chế xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động của xã hội. Nhờ các thiết chế xã hội mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng. về mặt tổ chức thiết chế xã hội là hệ thống các cơ quan quyền lực các đại diện cho cộng đồng đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân. Ngoài việc giám sát của các hệ thống tổ chức còn có hệ thống giám sát không mang những hình thức có tổ chức. Đó là phong tục tập quán dư luận luôn luôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng xã hội. Các thiết chế xã hội đều có nhiệm vụ đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau của cộng đồng và của các thành viên điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trong cộng đồng và của các thành viên kết hợp hài hoà các bộ phận đảm bảo sự ổn định của cộng đồng. Có .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN