tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " Quan điểm sử học tiến bộ của Đặng Xuân Bảng qua bộ Việt sử cương mục tiết yếu "

ĐẶNG XUÂN BẢNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ SỬ VIỆT CƯƠNG MỤC TIẾT YẾU 1. Vài nét về thân thế, sự nghiệp Đặng Xuân Bảng (1828-1910) tên tự là Hy Long, tên hiệu là Thiện Đình và Văn Phủ, sinh tại xã Hành Thiện, tổng Hành Thiện, tổng Giao Thủy, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay là thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định). Đặng Xuân Bảng sinh ra trong một nhà Nho có truyền thống, là con trai trưởng của cụ Đặng Viết Hòe, tục gọi là Mền Hòe (1807-1877), từng. | Quan điểm sử học tiến bộ của Đặng Xuân Bảng qua bộ Việt sử cương mục tiết yếu NGUYỄN HỮU TÂM TS. Viện Sử học I. ĐẶNG XUÂN BẢNG VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ SỬ VIỆT CƯƠNG MỤC TIẾT YẾU 1. Vài nét về thân thế sự nghiệp Đặng Xuân Bảng 1828-1910 tên tự là Hy Long tên hiệu là Thiện Đình và Văn Phủ sinh tại xã Hành Thiện tổng Hành Thiện tổng Giao Thủy phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định nay là thôn Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện Xuân Thủy tỉnh Nam Định . Đặng Xuân Bảng sinh ra trong một nhà Nho có truyền thống là con trai trưởng của cụ Đặng Viết Hòe tục gọi là Mền Hòe 1807-1877 từng đi thi nhiều lần đỗ Tú tài tới 7 khóa1. Năm 1846 Đặng Xuân Bảng được cha cho đi thi Ân khoa đỗ Tú tài. Năm 1850 thi đỗ Cử nhân. Hai năm sau ông được triều Nguyễn bổ dụng giữ chức Giáo thụ phủ Ninh Giang. Đến năm 1856 ông tham gia khoa thi Bính Thìn triều vua Tự Đức thứ 9 đứng đầu trong 5 người đỗ Đồng Tiến sĩ. Sau khi đỗ Tiến sĩ con đường hoạn lộ của Đặng Xuân Bảng khá hanh thông hiển đạt. Ông liên tục được giao cho các chức vụ quan trọng trong triều và ở các địa phương năm 1857 được sung vào Nội các. Năm 1860 được bổ Tri phủ Yên Bình. Năm 1861 giữ chức Giám sát Ngự sử ở Huế. Năm 1863 được giao làm Chưởng ấn Lại khoa các năm sau đó từng giữ chức Án sát Quảng Yên Bố chính các tỉnh Thanh Hóa Tuyên Quang Tuần phủ các tỉnh Hưng Yên Hải Dương. Đến năm 1878 vua Tự Đức ban Chiếu chỉ mời ông về Kinh đô nhưng ông lấy cớ mẹ già xin về quê phụng dưỡng. Liên tục các năm 1886 1888 triều Nguyễn nhiều lần mời ông tái tham dự chính sự nhưng Đặng Xuân Bảng vẫn kiên quyết từ chối ở lại làng quê Hành Thiện tham gia quản lý làng xã mở lớp dạy học tại xã Lại Trì huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Ông đào tạo nên nhiều người thành đạt có khoa thi học trò của ông đỗ Thủ khoa Cử nhân Tú tài tới hơn 20 người2. Những người đương thời như Thượng thư bộ Lại Nguyễn Thuật Tổng đốc Cao Xuân Dục đánh giá cao học vấn cũng như đạo đức chính tích trong quá trình làm quan của ông Ông là người xuất thân Khoa giáp học vấn uyên bác đức hạnh thuần .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.