tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và các giải pháp ứng phó "

Gần 25 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Từ một nước có nền kinh tế kém phát triển, xuất phát điểm và tốc độ tăng trưởng rất thấp, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và luôn được nhìn nhận như là một trong. | Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và các giải pháp ứng phó Nguyễn Xuân Thắng . Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Gần 25 năm đổi mới và phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Từ một nước có nền kinh tế kém phát triển xuất phát điểm và tốc độ tăng trưởng rất thấp đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã và luôn được nhìn nhận như là một trong những trụ cột đóng góp có hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong suốt thời kỳ tiến hành đổi mới kinh tế FDI luôn chiếm khoảng 16 -20 tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam. Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn đầu tư FDI là kênh quan trọng để thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý đẩy mạnh xuất khẩu tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực và đăc biệt góp phần tích cực thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Điều đáng chú ý nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO và cùng với việc cải thiện mạnh mẽ khuôn khổ luật pháp về đầu tư và môi trường kinh doanh từ cuối năm 2006 Việt Nam đã có bước bứt phá ngoạn mục bằng làn sóng thứ hai về thu hút FDI với đỉnh cao của nó là năm 2008 lần đầu tiên đạt được con số thu hút FDI kỷ lục hơn 74 tỷ USD vốn đăng ký và trên 11 4 tỷ USD vốn thực hiện. Tuy nhiên chiều hướng này đã không thể tiếp tục khi thế giới từ nửa cuối năm 2008 đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trăm năm mới có một lần . Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có tác động to lớn đến nhịp độ tăng trưởng khả năng mở rộng xuất khẩu và đầu tư ở mọi nền kinh tế. Tình hình càng đặc biệt nghiêm trọng đối với các nền kinh tế có độ mở thị trường cao tăng trưởng dựa trên đẩy mạnh xuất khẩu và FDI trở thành một bộ phận quan trọng của tổng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN