tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong mô hình phát triển của Việt Nam ở thời kỳ đổi mới "

ĐIỂM QUA MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI XÉT TỪ GÓC ĐỘ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu "kép" của sự phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là bài toán khó, mà không phải nước nào cũng có thể tìm ra lời giải thỏa đáng | Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong mô hình phát triển của Việt Nam ở thời kỳ đổi mới PHẠM XUÂN NAM . Viện Khoa học xã hội Việt Nam I. ĐIỂM QUA MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI XÉT TỪ GÓC ĐỘ GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu kép của sự phát triển nhanh lành mạnh và bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. Tuy nhiên trên thực tế đây là bài toán khó mà không phải nước nào cũng có thể tìm ra lời giải thỏa đáng. Bởi lẽ để biến mục tiêu đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết phải giải quyết nhiều mối quan hệ - đặc biệt là mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội - trong một mô hình phát triển nhất định. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những thập niên gần đây trên thế giới có một số mô hình phát triển khác nhau đã được áp dụng. Mỗi loại mô hình đều dựa vào một lý thuyết phát triển thể hiện bản chất chế độ chính trị - xã hội và truyền thống văn hóa ở nước áp dụng mô hình ấy. 1. Mô hình phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết bởi Nhà nước phúc lợi xã hội Sau hơn một thế kỷ áp dụng lý thuyết của chủ nghĩa tự do cổ điển classical liberalism do Adam Smith đề xướng nền kinh tế thị trường tự do của các nước tư bản dưới sự dẫn dắt của bàn tay vô hình đều không tự động dẫn đến hài hòa xã hội như A. Smith mong muốn. Trái lại từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và cho đến cả ngày nay nữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã trải qua nhiều cuộc suy thoái hoặc khủng hoảng chu kỳ mà điển hình là cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra trước tiên ở Mỹ rồi lan nhanh ra toàn thế giới tư bản làm gay gắt thêm hàng loạt vấn đề xã hội bức xúc nhất là nạn thất nghiệp tràn lan chứa đựng những nguy cơ bùng nổ xã hội nghiêm trọng. Đứng trước tình hình ấy Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã phải .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.