tailieunhanh - DÒNG DÕI CHÚA TRỊNH (1545-1786)_3

Tham khảo bài viết 'dòng dõi chúa trịnh (1545-1786)_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | DÒNG DÕI CHÚA TRỊNH 1545-1786 8. Nghị Tổ Ân vương Trịnh Doanh 1740-1767 Trịnh Doanh là con thứ 3 của Trịnh Cương. Giang lên cầm quyền ở phủ chúa đã lâu mà chưa có con thấy em là Doanh có văn tài võ lược mới phong làm Khâm sai tiết chế các xứ thủy bộ chủ quân thái úy An Quốc công cho mở phủ đệ riêng để phòng có người nối ngôi. Vì không thiết gì đến chính sự nên từ năm Bính Thìn 1736 Giang đã trao quyền nhiếp chính cho Doanh. Trịnh Doanh chăm chỉ lo việc chính sự cho đặt ống đồng ở cửa phủ để nhận thư từ dân chúng tố cáo việc làm sai trái của quan lại định lệ các quan từ tam phẩm đến nhất phẩm mỗi ngày lần lượt thứ tự hai người vào phủ chúa để hỏi về chính sự và mưu sách việc quân việc nước. Năm Ất Hợi 1755 vua Lê gia phong cho Trịnh Doanh là Thượng sư Thượng phụ anh đoán văn trị võ công Minh vương. Tháng 12 năm  t Hợi 1755 Trịnh Doanh muốn thiên đô sang Gia Lâm bèn hạ lệnh sửa sang xây dựng cung miếu ở Cổ Bi. Tuy vậy vẫn chưa dọn sang vì Doanh vốn say mê với chính sự. Một điều đáng chú ý là mỗi khi tuyển chọn và cất nhắc quan lại Trịnh Doanh rất coi trọng thực tài -Chúa là người đầu tiên quy định bất cứ ai trước khi bộ Lại bổ dụng cất nhắc phải dẫn vào phủ đường yết kiến để chúa trực tiếp hỏi về việc làm ai có khả năng mới trao cho chức quyền. Chúa thưởng phạt rất công minh. Nhiều danh sĩ xuất thân khoa bảng được trọng dụng tiêu biể u là Lê Quý Đôn Ngô Thì Sĩ. Lịch sử ghi nhận những năm Trịnh Doanh cầm quyền ở Bắc Hà là những năm đất nước ổn định và thịnh đạt. Tháng giêng năm Đinh Hợi 1767 Trịnh Doanh mất con là Trịnh Sâm nối ngôi. Hai mươi tuổi Trịnh Doanh lên nắm quyền mất lúc 48 tuổi ở phủ chúa 28 năm. 9. Thánh Tổ Thịnh vương Trịnh Sâm 1767-1782 Trịnh Sâm là con trưởng của Trịnh Doanh. Năm  t Sửu 1745 Sâm được lập làm Thế tử. Trịnh Doanh tỏ ra cẩn trọng việc nuôi dạy con bổ dụng hai tiến sĩ danh tiếng là Dương Công Chú và Nguyễn Hoàn làm tư giảng cho Trịnh Sâm. Tháng 10 năm Mậu Dần 1758 Trịnh Doanh phong cho con là Sâm làm Tiết chế thủy bộ chủ quân Thái úy Tĩnh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN