tailieunhanh - Báo cáo "Những bất cập về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong pháp luật dân sự hiện hành "

Những bất cập về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong pháp luật dân sự hiện hành | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl NHỮNG BẤT CẬP VỂ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ QUYỀN THỪA KẾ TRỎNG PHẤP LUẬT DÂN sự HIỆN HÀNH Xét về thời điểm ban hành thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế không phải là quy định mới vì vấn đề này đã được đặt ra từ Pháp lệnh thừa kế năm 1990 sau đó là Bộ luật dân sự năm 1995 Bộ luật dân sự năm 2005 BLDS . Nhưng nếu xét về hệ quả áp dụng của nó vào thực tiễn cuộc sống thì mấy năm gần đây việc khởi kiện khiếu nại về việc này đã làm cho vấn đề trở thành mới và thực sự bức xúc. 1. Chênh lệch với thời hiệu xác lập quyền sở hữu Điều 645 BLDS quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là mười năm. Theo quy định tại Điều 247 BLDS thì thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với động sản là mười năm đối với bất động sản là ba mươi năm. Tại tiết b điểm tiểu mục 2 mục II Nghị quyết số 02 2004 NQ-HĐTP ngày 10 8 2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02 quy định Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lí sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê mượn quản lí theo uỷ quyền. thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản . Như vậy sự khác nhau và chênh lệch về ThS. PHẠM VÁN HIỂU thời hạn giữa các điều luật này là quá lớn không hợp lí. Bởi lẽ theo Điều 636 BLDS thì ngay thời điểm mở thừa kế những người thừa kế có các quyền nghĩa vụ tài sản do người chết để lại . Nghĩa là ngay từ thời điểm mở thừa kế những người thừa kế đã có quyền năng của chủ sở hữu mặc dù chưa phải là tài sản chung nhưng bản chất là tài sản chung. Do đó khi nghiên cứu hoặc xây dựng các chế định pháp luật đối với loại tài sản này cần phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các chế định về tài sản chung tạo nên sự đồng bộ hợp lí giữa các chế định pháp luật về loại tài sản này nhằm bảo đảm các quyền năng vốn có của các sở hữu chủ. Thực tế sự khác biệt và chênh lệch như trên đã dẫn đến tình trạng tài sản của một người nếu vứt ra ngoài để người ngoài chiếm hữu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN