tailieunhanh - Báo cáo " Phân biệt các cơ chế bảo hiểm ở Việt Nam "

Phân biệt các cơ chế bảo hiểm ở Việt Nam | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl NHŨNG ĐIẾM MỚI VE1BANH CHAP uw ĐỘNG VÀ GIAI QUYẾT TRANH CHẤP LAOĐỘNG THEO LUẬTSỬAĐổl Bổ SUNG MỘT SỐĐIỂU CỦA BỘ LUẬTLAO ĐỘNG NÀM 2006 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động gọi tắt là Luật sửa đổi được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam khoá XI kì họp thứ 10 thông qua ngày 29 11 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 7 2007 . Luật sửa đổi bao gồm 3 điều Điều 1 quy định việc sửa đổi bổ sung Chương XIV của Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành Điều 3 quy định về trách nhiệm của Chính phủ và Toà án nhân dân tối cao trong việc hướng dẫn thi hành Luật. Theo Luật sửa đổi Chương XIV của Bộ luật lao động có 44 điều thay cho 23 điều được quy định trong Bộ luật lao động năm 1994 đã sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định về tranh chấp lao động giải quyết tranh chấp lao động đình công và giải quyết đình công. Tuy nhiên bài viết này chỉ phân tích đánh giá những quy định mới về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động. Những điểm mới cơ bản về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động tập trung vào các vấn đề Khái niệm tranh chấp lao động trách nhiệm của công đoàn và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết bất đồng tranh chấp lao động thẩm quyền giải quyết thời hiệu ThS. NGUyẾN XUÂN THU yêu cầu giải quyết và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. 1. về khái niệm tranh chấp lao động Bộ luật lao động đã được sửa đổi bổ sung năm 2002 đã quy định về khái niệm tranh chấp lao động tại khoản 1 Điều 157. Khái niệm này được quy định lại trong Luật sửa đổi theo hướng khái quát và ngắn gọn hơn. Theo Luật sửa đổi tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động tập thể lao động và người sử dụng lao động khoản 1 Điều 157 mới . 1 Cùng với việc sửa đổi khái niệm tranh chấp lao động Luật sửa đổi còn có quy định phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN