tailieunhanh - Báo cáo " Một số quan điểm cơ bản về nguồn gốc của nhà nước "

Một số quan điểm cơ bản về nguồn gốc của nhà nước | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl MỘT SỐ QUAN ĐIỂM Cơ BẢN VỀ NGUỒN Gốc CỬA NHÀ Nước Cho đến nay trong khoa học pháp lí vấn đề nguồn gốc của nhà nước và pháp luật vẫn còn có nhiều quan điểm và tư tưởng khác nhau. 1. Quan điểm của Plato và Aristotle -nguồn gốc tự nhiên của nhà nước Trong tác phẩm Nền cộng hoà Plato đã trình bày quan điểm của mình về nguồn gốc của nhà nước thông qua cuộc đối thoại giữa Thrasymachus và Socrates. Theo ông nhà nước có nguồn gốc tự nhiên. Nhà nước phát sinh từ những nhu cầu của loài người. Không ai tự đủ nhưng mọi người chúng ta đều có nhu cầu và cần có nhiều người để đáp ứng nhu cầu ấy. Người thì cần giúp cho mục đích này người thì cần giúp cho mục đích khác. Và khi người ta tụ tập lại để hợp tác cùng giúp nhau đáp ứng các nhu cầu cuộc sống của mình thì tạo nên một nước. Các nhu cầu cơ bản của con người là lương thực quần áo và chỗ ở. Do đó các nhà nước đầu tiên sẽ gồm nhiều cá nhân kết hợp với nhau để cung cấp các nhu cầu này. Cái lợi của việc tạo ra một xã hội là là các cá nhân có thể chuyên môn hoá lĩnh vực mà họ tài năng nhất. Các thành viên đầu tiên của xã hội ấy sẽ sống tốt hơn nhờ sự chuyên môn hóa các ngành nghề. 1 Trong tác phẩm Chính trị Aristotle cho rằng mọi quốc gia là một loại cộng đồng và mọi công đồng được thiết lập là nhằm lợi ích nào đó bởi loài người luôn luôn muốn hành . THÁI VĨNH THANG động nhằm đạt được điều mà họ nghĩ là tốt. Aristotle cho rằng khoa học đạo đức nghiên cứu về sự thiện của một cá nhân còn khoa học chính trị nghiên cứu về sự thiện của cả một cộng đồng - chính xác hơn là sự thiện của một cộng đồng đặc thù là nhà nước polis . Aristotle giải thích rằng có nhiều loại cộng đồng nhưng nhà nước là cộng đồng cao nhất và bao trùm mọi cộng đồng khác. Chính trị là khoa học về nhà nước nhắm tới lợi ích của con người toàn diện hơn các khoa học khác. Aristotle cho rằng hai cộng đồng đầu tiên của loài người là sự kết hợp giữa nam và nữ và sự kết hợp giữa người cai trị tự nhiên và nô lệ tự nhiên. Về cộng đồng thứ hai .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG