tailieunhanh - Báo cáo " Pháp luật việt nam về sự khác nhau hoặc không phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế và quy định của luật quốc gia "

Pháp luật việt nam về sự khác nhau hoặc không phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế và quy định của luật quốc gia | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl PHẤP LUẬT VIỆT NAM VỀ Sự KHÁC NHAU HOẶC KHÔNG PHÙ HỌP I I I I I GIỮA QUY ĐỊNH CỦA ĐỀU ước ouốc TẾ VÀ QUY ĐỊNH CÙA LUẬT ouốc GIA Tôn trọng tự nguyện và thiện chí thực hiện điều ước quốc tế là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung và luật điều ước quốc tế nói riêng. Nguyên tắc này được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế quan trọng như Hiến chương Liên hợp quốc Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế Công ước Viên năm 1986 về điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế giữa tổ chức quốc tế với nhau. Trên cơ sở của nguyên tắc này Công ước Viên năm 1969 tại Điều 27 còn ghi nhận một trong những đảm bảo cho việc thực thi tuân thủ điều ước quốc tế chính là Một quốc gia thành viên không thể viện dẫn những quy định của pháp luật trong nước của quốc gia này để biện minh cho việc không thi hành một điều ước quốc tế . Hầu hết pháp luật của các quốc gia trên thế giới ở các mức độ và hình thức khác nhau đều thừa nhận công thức áp dụng luật khi có sự không tương thích giữa quy định của điều ước quốc tế và quy định của luật quốc gia về cùng một vấn đề - đó là áp dụng các quy định của điều ước quốc tế. Ví dụ Luật Liên bang Nga Hà Lan Ba Lan 1 . Công thức áp dụng quy định của điều ước quốc tế khi có sự không tương thích với quy ThS. NGUyẾN THỊ THUẬN định tương ứng của luật quốc gia xuất phát từ bản chất của luật quốc tế. Ngoài việc đảm bảo cho sự tồn tại ổn định và được tuân thủ triệt để của các quy phạm điều ước quốc tế quá trình áp dụng công thức này trong thực tế còn góp phần hoàn thiện pháp luật quốc gia theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa luật quốc gia và luật quốc tế. Tuy nhiên trong thực tiễn cũng có những điều ước quốc tế lại ghi nhận những quy định không cản trở việc áp dụng pháp luật quốc gia với những điều kiện nhất định. Điển hình là Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CEDAW năm 1979. 2 Tại Phần VI Điều 23 Công ước có quy định Những điểm đã ghi nhận trong Công .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN