tailieunhanh - Vết tích vật chất thời An Dương Vương trong nhóm di chỉ khảo cổ học Đường Cồ_1
Tham khảo bài viết 'vết tích vật chất thời an dương vương trong nhóm di chỉ khảo cổ học đường cồ_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Vết tích vật chất thời An Dương Vương trong nhóm di chỉ khảo cổ học Đường Cồ Mấy năm nay khảo cổ học đã phát hiện và khai quật một số di chỉ khảo cổ học có những đặc điểm chung phân bố tập trung ở hai tỉnh Hà Tây và Hà Nội hiện được quen gọi là nhóm Đường Cồ . Đó là các di chỉ Đường Cồ huyện Phú Xuyên Đại Áng huyện Thường Tín Nam Chính huyện Ứng Hòa Vinh Quang Chiền Vậy huyện Hoài Đức Hoàng Ngô huyện Quốc Oai thuộc Hà Tây Gò Chùa Thông huyện Thanh Trì Đình Chàng Đường Mây huyện Đông Anh thuộc Hà Nội. Ý kiến bàn về nhóm Đường Cồ tới nay đã khá phong phú. Có ý kiến cho rằng nhóm này là loại hình văn hóa Đông Sơn ở đồng bằng Bắc Bộ và nó có những điểm giống đồng thời cũng có những điểm khác với loại hình văn hóa Đông Sơn ở bắc Trung Bộ 1 Hoàng Xuân Chinh và Chứ Văn Tần gọi loại hình ở Bắc Bộ là loại hình Vinh Quang và loại hình ở bắc Trung Bộ là loại hình Thiệu Dương . Có ý kiến cho rằng nhóm Đường Cồ phát triển trực tiếp từ văn hóa Gò Mun và là một văn hóa khảo cổ riêng không thuộc văn hóa Đông Sơn. Có ý kiến cho nhóm Đường Cồ là một giai đoạn phát triển của văn hóa Văn Lang và Âu Lạc. về thời gian tồn tại của nhóm Đường Cồ trên căn bản của ý kiến đều thống nhất cho là từ khoảng thế kỷ thử 4 trước Công nguyên đến thời gian đầu sau Công nguyên. Những hiện vật khảo cổ của nhóm Đường Cồ có thể là những tài liệu tốt giúp chúng ta tìm hiểu thời kỳ An Dương Vương và nước Âu Lạc. Tập thể Tổ nghiên cứu 3 Viện Khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu kết quả cụ thể như sau Đặc điểm của các hiện vật thuộc nhóm di tích Đường Cồ điểm về đồ đá. Ở các di chỉ trong nhóm Đường Cồ đều phát hiện được các công cụ bằng đá như rìu bàn mài chủ yếu là rìu tứ diện làm bằng loại đá hơi mềm ráp rìu mài không được nhẵn. Đây là loại rìu thấy phổ biến trong các di chỉ có niên đại sớm hơn nhóm Đường Cồ như Phùng Nguyên Đồng Đậu Gò Mun. nhưng kỹ thuật chọn đá chế tác rìu không được chú ý như trước và số lượng cũng ít hơn. Điều này phản ánh công cụ đá đã dần dần được công cụ kim loại thay thế. .
đang nạp các trang xem trước