tailieunhanh - Vài nét về tổ chức của xã hội Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ học

Tham khảo bài viết 'vài nét về tổ chức của xã hội văn lang qua tài liệu ngôn ngữ học', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Vài nét về tổ chức của xã hội Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ học Trong một bài nghiên cứu về từ phụ đạo 1 Hoàng Thị Châu Tìm hiểu từ phụ đạo trong truyền thuyết về Hùng Vương Nghiên cứu lịch sử số 102 tháng 9-1967 chúng tôi đã nhấn mạnh đến giá trị tài liệu lịch sử của những từ chỉ chức vị chỉ thân phận xã hội những lớp người khác nhau dưới thời các Vua Hùng. Nay tôi trình bày kết quả việc tìm hiệu hệ thống tên gọi trong truyền thuyết dựng nước của dân tộc. Chúng tôi sẽ không đề cập đến những từ như lạc vương lạc hầu lạc tướng. Vì đó là cách người Hán gọi tên những người đứng đầu trong bộ máy chính quyền ở ta bằng những quan chức của họ vương hầu tướng. phụ thêm với tộc danh Lạc mà họ gọi ta do đặc điểm nông nghiệp của dân ta. Phụ đạo được dùng để gọi những người đứng đầu một cộng đồng tộc trong các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số anh em. Theo nhiều bản ngọc phả về Hùng Vương thì đó là tên chỉ chức vị gọi những người đứng đầu các bộ hợp thành nước Văn Lang. Đây là một chức vị kế thừa trái lại người đứng đầu mỗi kẻ mà bóng dáng của họ còn để lại gần đây trong chức tiên chỉ do dân chọn lấy trong những người lớn tuổi nhất. Cũng thế ở các dân tộc Tây Nguyên cầm đầu buôn plây là già làng do dân bầu ra theo nguyên tắc dân chủ nguyên thủy nhưng chức pơ-tao tức là thủ lĩnh dân tộc hiểu theo nghĩa rộng của từ dân tộc lại là một chức vụ kế truyền theo dòng dõi. Những người giúp Hùng Vương trong việc cai trị gọi là bồ chính. Ở dân tộc Gia-rai người giúp việc pơ-tao cai quản một số plây cũng được gọi bằng một từ tương tự là pồ-ta-rinh. Từ Mỵ nương chúng ta thường gặp trong truyền thuyết lịch sử như là tên của nàng công chúa. Theo chuyện Hồng Bàng Mỵ nương là danh từ chung để gọi những người con gái Vua Hùng. Nhiều tác giả cho rằng Mỵ Nương là phiên âm hai từ mệ nàng trong tiếng Việt. Nhưng hiện nay ta chỉ dùng từ mệ để gọi bà già theo tiếng địa phương bắc Trung Bộ. Tuy vậy ta có thể tìm hiểu từ này qua những ngôn ngữ anh em. Trong tiếng Mường có từ mại là người con gái trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.