tailieunhanh - Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài

Nhận thức mang tính phóng đại này không chỉ có ở Lương Khải Siêu. Các nhà cải cách thời kỳ này dường như đều quá sùng bái chức năng xã hội của văn học. | Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài Nhận thức mang tính phóng đại này không chỉ có ở Lương Khải Siêu. Các nhà cải cách thời kỳ này dường như đều quá sùng bái chức năng xã hội của văn học. Trong một bài viết chung đăng trên Thiên Tân quốc văn báo năm 1897 Nghiêm Phúc Hạ Tăng Hựu đã đề cập Vả nghe Âu Mỹ Nhật Bản trong thời kỳ khai hóa thường nhờ sự trợ giúp của tiểu thuyết 9 . Năm 1907 trong bài viết Luận về mối quan hệ giữa tiểu thuyết với cải cách xã hội Vương Vô Sinh còn đề ra khẩu hiệu tiểu thuyết cứu nước Tôi cho rằng lớp người chúng ta ngày nay không muốn cứu nước thì thôi còn thật sự muốn cứu nước thì không thể không bắt đầu từ tiểu thuyết 10 . Phương pháp phóng đại khả năng thực sự của văn học nhằm hỗ trợ cải cách xã hội của lớp người như Lương Khải Siêu tuy có sức ảnh hưởng lớn đối với những thế hệ sau nhưng đương thời nó đã không thể làm lay động nền móng vốn đã quá vững chắc của văn học truyền thống. Trách nhiệm hiện đại hóa văn học Trung Quốc đã được lịch sử giao phó cho lớp trí thức sau cách mạng Tân Hợi Trần Độc Tú Lý Đại Chiêu Tiền Huyền Đồng Lỗ Tấn Chu Tác Nhân Hồ Thích . Phương pháp dùng văn học để cải tạo con người - văn học cứu nước - được đề ra từ trước vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn nữa trong thời đại này nó còn mang tính thực tiễn và được tiến hành trên thực tế chứ không chỉ tồn tại bằng lý thuyết suông. Sự tích cực dịch và phổ biến các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa văn học Trung Quốc. Trong bài viết Luận về kiến thiết cách mạng văn học Hồ Thích đã khẳng định Chỉ có một cách chính là mau chóng phiên dịch nhiều tác phẩm văn học phương Tây để làm khuôn mẫu cho chúng ta 11 . Chu Tác Nhân khi so sánh tiểu thuyết Nhật Bản với tiểu thuyết Trung Quốc cũng đã nhận xét Trung Quốc viết tiểu thuyết mới đã hai mươi năm nay rồi tính ra chẳng có thành tích gì đáng kể. Chỉ tại người .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN