tailieunhanh - Im lặng – Một nguyên lí hồi chỉ của tỉnh lược ngữ dụng
1. Trong giao tiếp, nhiều khi chúng ta rất hay bắt gặp những tình huống “bỏ trống phát ngôn”, tức là người nói tự nhiên im lặng hay một đoạn văn bản bị gián đoạn. Trước đây, đã có một số nhà nghiên cứu hiện tượng này [K. Orecchioni, 1987; Nguyễn Dương, 1996], nhưng chủ yếu trên bình diện tâm lí. Sự im lặng đó theo cách phân loại của chúng tôi là một dạng tỉnh lược toàn phần [X. thêm Phạm Văn Tình, 2001: 128–157]. Đó là điều không bình thường đối với một cuộc đối thoại bình thường(1) | Im lặng - Một nguyên lí hôi chỉ của tỉnh lược ngữ dụng 1. Trong giao tiếp nhiều khi chúng ta rất hay bắt gặp những tình huống bỏ trống phát ngôn tức là người nói tự nhiên im lặng hay một đoạn văn bản bị gián đoạn. Trước đây đã có một số nhà nghiên cứu hiện tượng này K. Orecchioni 1987 Nguyễn Dương 1996 nhưng chủ yếu trên bình diện tâm lí. Sự im lặng đó theo cách phân loại của chúng tôi là một dạng tỉnh lược toàn phần X. thêm Phạm Văn Tình 2001 128-157 . Đó là điều không bình thường đối với một cuộc đối thoại bình thường . Một cuộc đối thoại bình thường là một cuộc đối thoại có người nói lời và người đáp lời. Trao đáp là vận động cơ bản của hội thoại Đỗ Hữu Châu Cao Xuân Hạo 1997 22 . Mỗi lượt lời được xây dựng trên cơ sở những lượt lời trước đó. Vậy là có sự luân phiên lượt lời luân phiên nói năng trong hội thoại. Đó là một nguyên lí hội thoại Nguyễn Đức Dân 1998 87 . Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó người nói vẫn có thể lâm thời làm gián đoạn cuộc thoại bằng một sự im lặng mang tính chuyển tiếp một ý đồ có chủ ý. Trên quan điểm giao tiếp sự im lặng giữa chừng ẩn chứa một thái độ. Người ta có thể không muốn tiếp tục cuộc thoại vì cho là vô bổ không cần thiết. Nhưng có nhiều lúc người nói rơi vào tình huống lúng túng khó trao lời hoặc chưa tìm ra một cách trao lời thích hợp. Thay cho một câu đáp cần có họ chọn sự im lặng và ngầm chờ đợi một diễn biến mới có khi từ phía người đang đối thoại để tiếp tục cuộc thoại. Theo chúng tôi đó là sự tỉnh lược toàn phần có giá trị giao tiếp. 2. R. Mihallă cho rằng Sự im lặng trở nên thích đáng với tư cách là một hành vi chỉ khi đối chiếu với những tình huống Dẫn theo Nguyễn Dương 1996 46 . Im lặng là một trong những dạng tỉnh lược phức tạp và nói chung người đối thoại không được phép chủ quan gán ghép bất cứ ý nghĩa nào cho một hành vi im lặng nếu chưa đối chiếu nó với các phát ngôn trong mạch diễn ngôn. Sự im lặng ở đây cũng được xét như sự lược bỏ hoàn toàn một lượt lời lẽ ra cần phải có trong giao tiếp đối đáp. Sau đây .
đang nạp các trang xem trước