tailieunhanh - Chớ nên làm nghèo ngôn ngữ

Đó là điều ai cũng có thể biết và được nhiều người nói tới. Nhưng trên thực tế, thì việc làm nghèo ngôn ngữ là có thực. Tôi nhớ có một lần lãnh đạo nọ đến thăm một bà cụ trên một trăm tuổi, hẳn là để thấy bà cụ minh mẫn đến bực nào, vị lãnh đạo hỏi: "Cụ ngủ có tốt không?". Bà cụ trả lời: "Ngủ sao lại tốt?". Tôi giật mình vì quả thật, người ta chỉ nói "ngủ ngon", chứ không ai nói "ngủ tốt", nếu có hẳn chỉ dành để chỉ giấc ngủ nghìn. | Chớ nên làm nghèo ngôn ngữ Đó là điều ai cũng có thể biết và được nhiều người nói tới. Nhưng trên thực tế thì việc làm nghèo ngôn ngữ là có thực. Tôi nhớ có một lần lãnh đạo nọ đến thăm một bà cụ trên một trăm tuổi hẳn là để thấy bà cụ minh mẫn đến bực nào vị lãnh đạo hỏi Cụ ngủ có tốt không . Bà cụ trả lời Ngủ sao lại tốt . Tôi giật mình vì quả thật người ta chỉ nói ngủ ngon chứ không ai nói ngủ tốt nếu có hẳn chỉ dành để chỉ. giấc ngủ nghìn thu. Chữ tốt có thể hàm nhiều nghĩa dùng được cho rất nhiều trường hợp chữ ngon nguyên nghĩa là cảm giác về thức ăn nhưng quả trường hợp này không thể thay chữ ngon bằng chữ tốt được nếu không tối nghĩa hay ngược nghĩa thì ít ra cũng làm mất cả sức gợi của nó. Lại khi xem truyền hình tôi tự hỏi sao những người tường thuật bóng đá thỉnh thoảng lại gọi là cầu thủ tốt trong khi đúng ra phải gọi là cầu thủ hay hoặc cầu thủ giỏi . Tôi nghĩ chắc các vị đã bị Anh hoá bởi từ good-player vì trong tiếng Anh chữ good hàm cả nghĩa tốt hay giỏi. Trong khi đó trong tiếng Việt chữ tốt có thể hàm nghĩa rộng nhưng chủ yếu nói đến phạm trù đạo đức tốt-xấu hay thiện-ác nhưng sao không gọi là hay giỏi cụ thể và gây ít hiểu nhầm hơn mà lại phong phú hơn không Từ nguồn gốc sâu xa của những năm chính trị hoá hành chính hoá mọi thứ mà ngôn ngữ tiếng Việt cũng chịu vạ lây và trở thành một thói quen khó bỏ trong cộng đồng kể cả trong giới trí thức. Không ai phủ nhận chính trị hành chính chi phối trực tiếp hay gián tiếp đối với mọi hoạt động của xã hội nhưng xét về mặt ngôn ngữ những từ thuộc lĩnh vực hành chính hay chính trị cũng như các thuật ngữ khoa học là rất hạn định không thể giúp con người diễn tả hết những hiện tượng muôn màu của cuộc sống nhất là những ở lĩnh vực rất tinh tế trừu tượng như tư duy tình cảm con người. Sẽ thật nhàm chán nếu ta sơ đồ hoá các tình huống giao tiếp rồi ở mỗi tình huống ấy chỉ nói những câu những từ đã định sẵn. Một câu nói dù hay đến đâu nếu lặp lại lần thứ hai cũng trở thành dở. Trong đời sống có những người rất .