tailieunhanh - Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử

1. Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 . Trong thời kì Bắc thuộc, bọn phong kiến Trung Quốc dù cai trị trực tiếp hay gián tiếp, cũng thi hành một chính sách nhất quán là đồng hoá Việt Nam về chính trị và văn hoá. Tiếng Hán và chữ Hán trở thành một công cụ hữu hiệu trong hành chính và nhiều lĩnh vực khác. Sử có nhắc tới vai trò của Sĩ Nhiếp (làm Thái Thú Giao Chỉ vào khoảng 187–226) với tư cách là Nam bang học tổ, tức là người. | Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử 1. Chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 . Trong thời kì Bắc thuộc bọn phong kiến Trung Quốc dù cai trị trực tiếp hay gián tiếp cũng thi hành một chính sách nhất quán là đồng hoá Việt Nam về chính trị và văn hoá. Tiếng Hán và chữ Hán trở thành một công cụ hữu hiệu trong hành chính và nhiều lĩnh vực khác. Sử có nhắc tới vai trò của Sĩ Nhiếp làm Thái Thú Giao Chỉ vào khoảng 187-226 với tư cách là Nam bang học tổ tức là người đầu tiên tổ chức việc học ở Việt Nam. Nhưng thực tế vào thời Bắc thuộc quan cai trị chỉ tổ chức dạy chữ Hán cho một số người Việt đủ để làm công chức trong bộ máy cai trị của người Hán chứ chưa phải là dạy Nho giáo nhằm mục đích thi cử. Trong thời kì này các chùa mới là các trung tâm văn hoá và nhân dân học chữ Hán ở các chùa chứ không phải các trường do người Trung Quốc dựng nên. Theo sử sách dưới thời Bắc thuộc đã có một ít người giỏi chữ Hán nhưng vẫn chưa có chế độ học tập chữ Hán quan trọng ngoài các chùa. Ai muốn đi thi thì phải sang Trung Quốc như Trương Trọng Lí Cầm Lí Tiến Khương Công Phụ. Cho đến trước thế kỉ XI những người tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam vẫn là các nhà sư. . Từ năm 939 Việt Nam giành được độc lập từ tay người Hán. Do nhu cầu phải đua tài với Trung Quốc để củng cố độc lập bằng văn hoá Việt Nam có nhu cầu tiếp thu văn hoá Hán. Việc học chữ Hán có quy mô chỉ bắt đầu từ thời độc lập. về vấn đề này chúng ta không quên công lao của các vị vua khai quốc thời Lí-Trần. Khi đất nước giành được quyền độc lập định hướng cơ bản về ngôn ngữ văn tự là tiếp tục dùng chữ Hán coi đó là nền văn tự chính thức của nhà nước. Căn cứ vào những tài liệu còn lưu giữ được thì năm 1018 vua Lí Thái Tổ sai Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạc sang Tàu lấy Kinh Tam Tạng đem về để vào Kho Đại Hưng 1075 vua Lí Nhân Tông mở Khoa thi Tam trường để tuyển người ra làm quan năm sau vua lập Quốc Tử Giám tổ chức giảng dạy và đến năm 1086 Vua lại mở khoa thi chọn người vào Hàn Lâm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN