tailieunhanh - Luận văn: Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức Việt Nam và bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của các nước
Cải cách hành chính nhà nước Việt Nam đang là một chủ đề thời sự được nhiều người quan tâm và đặc biệt sau những vụ án làm sai nguyên tắc quản lý , nhận hối lộ, "rút ruột" các công trình xây dựng cơ bản, . . . của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền thoái hóa, biến chất được phanh phui trước ánh sáng của pháp luật. Những sự thật đau lòng đó đang "gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh" cho nhà nước ta, đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận. | Luân văn Thực trạng chất lượng cán bộ công chức Việt Nam và bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức của các nước MỞ ĐẦU Cải cách hành chính nhà nước Việt Nam đang là một chủ đề thời sự được nhiều người quan tâm và đặc biệt sau những vụ án làm sai nguyên tắc quản lý nhận hối lộ rút ruột các công trình xây dựng cơ bản . . . của một bộ phận cán bộ có chức có quyền thoái hóa biến chất được phanh phui trước ánh sáng của pháp luật. Những sự thật đau lòng đó đang gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh cho nhà nước ta đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại vấn đề chất lượng cán bộ công chức trong điều kiện hiện nay từ đó tìm ra những giải pháp hạn chế những điểm yếu và nâng cao những điểm mạnh của họ để cho nền hành chính của nước ta thực sự trong sạch và vững mạnh hơn để nhà nước thực sự là nhà nước của dân do dân vì dân. Đề án này ra đời nhằm mục đích giúp cho chúng ta có một cái nhìn sơ lược về cán bộ công chức của Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận Đề án được chia làm 3 chương Chương 1 Cơ sở lý luận Chương 2 Thực trạng chất lượng cán bộ công chức Việt Nam và bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ công chức của các nước Chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức. 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Đến nay đã có khá nhiều tài liệu công trình nghiên cứu đưa ra các khái niệm định nghĩa về nguồn nhân lực của một quốc gia. Tuy không hoàn toàn giống nhau nhưng có thể hiểu một cách nôm na là nguồn nhân lực chính là nguồn lao động. Tuỳ thuộc vào môi trường kinh tế xã hội nguồn lao động sẽ được phân bổ khác nhau trong bốn lĩnh vực hoạt động sau -Hoạt động trong lĩnh vực quản lý hành chính công bao gồm từ nhân viên đến nhà lãnh đạo. -Hoạt động trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp từ sơ cấp trung cấp đến cao cấp. -Hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở công tác nghiên cứu lẫn triển khai ứng dụng. -Lao động trong các nghành nghề khác nhau như sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Thực tế cho thấy sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia
đang nạp các trang xem trước