tailieunhanh - Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Như vậy, nếu không kể các nhân vật nữ mang dáng dấp “Thiên sứ” như Vinh Hoa (Phẩm tiết), Sinh (Không có vua), Xuân Hương (Chút thoáng Xuân Hương), thì hầu như cả thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều mang âm hưởng hiện sinh, nhìn từ khía cạnh này hay khía cạnh khác. | OTCỈ fD m ảnh hiện sinh trong truyện ngă Như vậy nếu không kể các nhân vật nữ mang dáng dấp Thiên sứ như Vinh Hoa Phẩm tiết Sinh Không có vua Xuân Hương Chút thoáng Xuân Hương thì hầu như cả thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều mang âm hưởng hiện sinh nhìn từ khía cạnh này hay khía cạnh khác. Hiện hữu ở đây - nói như Sartre - con người không chỉ như anh ta tự quan niệm mà còn như anh ta muốn như anh ta tự quan niệm sau khi đã sống và như anh ta muốn sau khi đã ao ước sống. Mặt khác trong các truyện ngắn của mình Nguyễn Huy Thiệp vẫn thường kể về những lựa chọn quyết định mang tính chủ thể của các nhân vật. Những lựa chọn quyết định như thế mang âm hưởng hiện sinh rất đậm. Hơn nữa đây đó trong những trang văn của mình anh thường mô tả các hành động dấn thân 5 và sử dụng các cụm từ sợ bị bỏ rơi 6 tuyệt vọng 7 . mang nghĩa rất gần với các khái niệm của Sartre và các nhà hiện sinh chủ nghĩa. Từ những phân tích trên đây có thể đi đến kết luận có một âm hưởng hiện sinh bàng bạc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Âm hưởng này không hoàn toàn đồng nhất nhưng khá gần gũi với các khái niệm luận điểm triết học của CNHS nhất là của J-P Sartre. Điều đáng nói là âm hưởng hiện sinh trong sáng tác của anh thường có một sức ám ảnh một nỗi ray rứt rất lớn lao. 2. Những ám ảnh ray rứt hiện sinh Độc giả có thể lắng nghe âm hưởng hiện sinh đầy ám ảnh ray rứt ấy trong tiếng nói của nhà văn qua thế giới nhân vật và giọng điệu của nhà văn với nhiều nội dung sắc thái khác nhau. Sau đây là một số nội dung sắc thái mà theo chúng tôi là khá nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. . Nỗi lo âu về tình trạng bơ vơ của con người trong cõi hiện sinh khi mà Thượng Đế đã chết - con người bị kết án tự do không nơi bấu víu. Sartre từng giải thích sự bỏ rơi theo quan niệm của CNHS rằng Dostoievski có viết Nếu thượng đế không tồn tại thì tất cả đểu có thể được phép . Đó chính là điểm xuất phát của thuyết hiện sinh. Mọi thứ đều được phép con người hoàn toàn tự do có nghĩa là .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.