tailieunhanh - Danh nhân Việt Nam: Phạm Bạch Hổ

Phạm Bạch Hổ - Danh tướng cuối đời nhà Ngô, tự [Phòng Át, không rõ năm sinh, năm mất. Quê xã Ngọc Đường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ông là một trong 12 Sứ quân trong thời Ngô Suy vong (968), chiếm giữ đất Đằng Châu. Khi Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn sứ quân, ông qui thuận nhà Đinh làm Thân vệ đại tướng quân, có công nhiều trong cuộc thống nhất đất nước hồi ấy. Sau, ông mất ở xã Ngọc Đường, an táng tại đồng xã này. Vua Đinh sắc phong cho các xã Ngọc Đường,. | Phạm Bạch Hố Phạm Bạch Hổ - Danh tướng cuối đời nhà Ngô tự Phòng Át không rõ năm sinh năm mất. Quê xã Ngọc Đường huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên. Ông là một trong 12 Sứ quân trong thời Ngô Suy vong 968 chiếm giữ đất Đằng Châu. Khi Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn sứ quân ông qui thuận nhà Đinh làm Thân vệ đại tướng quân có công nhiều trong cuộc thống nhất đất nước hồi ấy. Sau ông mất ở xã Ngọc Đường an táng tại đồng xã này. Vua Đinh sắc phong cho các xã Ngọc Đường Đằng Châu thờ phụng ông. Đền Đằng Châu tục gọi đền Đức Thánh Mây hãy còn di tích. Các đời Lý Trần Lê đều sắc phong ông làm Thượng đẳng Phúc thần. Phạm Công Trứ Canh Tí 1600-Ất Mão 1675 Phạm Công Trứ Canh Tí 1600-Ất Mão 1675 Phạm Công Trứ người làng Liêu Xuyên tổng Liêu Xá huyện Đường Hào phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương nay thuộc thôn Thanh Xá xã Nghĩa Hiệp huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. Ông sinh ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Hợi 1599 trong một gia đình nho học cha là Phạm Cai mẹ là Nguyễn Thị Liên. Ngay từ nhỏ ông tỏ ra rất ham học phong độ giản dị tính tình cương trực và nhân hậu. Được sự chăm sóc dạy dỗ chu đáo của cha mẹ lại được quan Huấn đạo Nguyễn Hiền người ở xã An Tháp cùng huyện giúp đỡ nên Phạm Công Trứ đã sớm nổi tiếng giỏi thơ văn. Lớn lên được vào học ở trường huyện Đường Hào ông có học cả võ bị và được xếp vào bậc Nhiêu học tiên tiến xuất sắc bây giờ . Năm 29 tuổi Phạm Công Trứ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 1628 đời vua Lê Thần Tông 1619- 1643 được giao giữ chức Thái thượng Tự khanh ở Hàn Lâm viện. Cả sự nghiệp và cuộc đời của ông gắn liền với việc xây dựng và phò tá triều Lê-Trịnh thế kỷ XVII. Năm Tân Mùi 1631 ông được giao giữ chức Hiến sát sứ trấn Thanh Hóa. Năm Kỷ Mão 1639 ông giữ chức Phủ Doãn phủ Phụng Thiên thủ đô Hà Nội ngày nay rồi làm Tham chính Tự khanh được phép tham gia bàn luận việc Nội phủ. Năm Dương Hòa thứ 8 1642 ông được thăng lên Tán lý đạo Sơn Nam coi giữ việc binh. Trong hai năm Quý Mùi 1643 và Giáp Thân 1644 ông được lệnh tham gia phối hợp với

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.