tailieunhanh - Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài_3

Trong giới nghiên cứu văn học Trung Quốc từng tồn tại quan điểm sự chuyển mình trong giai đoạn cận hiện đại của văn học nước này chủ yếu là do ảnh hưởng của văn học phương Tây, bắt chước văn học phương Tây, thậm chí còn có người cho rằng sự hiện đại hóa văn học Trung Quốc hoàn toàn đồng nhất với Tây hóa, hay Nhật hóa và Tây hóa | Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài Trong giới nghiên cứu văn học Trung Quốc từng tồn tại quan điểm sự chuyển mình trong giai đoạn cận hiện đại của văn học nước này chủ yếu là do ảnh hưởng của văn học phương Tây bắt chước văn học phương Tây thậm chí còn có người cho rằng sự hiện đại hóa văn học Trung Quốc hoàn toàn đồng nhất với Tây hóa hay Nhật hóa và Tây hóa. Từ một góc độ nhất định khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX thực sự là giai đoạn mở cửa văn hóa và tự do tư tưởng chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Đa phần tầng lớp trí thức đã tiếp thu luồng gió tư tưởng mới bằng thái độ cởi mở và vận dụng những điều học hỏi được vào thực tiễn sáng tác một cách tích cực. Tuy nhiên xét theo một khía cạnh khác sự cải cách về văn hóa nói chung cũng như văn học nói riêng bao giờ cũng phải dựa trên những nhân tố sẵn có. Về bản chất khi một nền văn hóa đã hình thành nó không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố văn hóa khác càng không dễ bị đồng hóa. Văn học cũng vậy. Con đường đi từ truyền thống đến hiện đại của văn học Trung Quốc là sự chuyển mình với nhiều trăn trở chứ không chỉ đơn giản là động tác vứt bỏ lớp áo cũ để khoác vào một lớp áo mới. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu quá trình hiện đại hóa văn học Trung Quốc cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX được nhìn nhận như sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân của nền văn học này với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài bao gồm sự chuyển biến ngôn ngữ sáng tác từ Hán cổ sang bạch thoại ảnh hưởng từ văn học nước ngoài cùng những chuyển biến tự thân hướng ra thế giới dựa trên những giá trị truyền thống trong văn học Trung Quốc trên cơ sở đó tiến hành phân tích tính tiếp thu và sáng tạo của văn học Trung Quốc trong tiến trình hiện đại hóa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. 1. Từ cổ Hán ngữ đến bạch thoại con đường của tư tưởng mới Thế giới tinh thần của nhân loại về cơ bản

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN