tailieunhanh - Hóa học: Những phân tử đẹp và kì lạ

Tham khảo tài liệu 'hóa học: những phân tử đẹp và kì lạ', tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Hóa học Những phân tử đẹp và kì lạ Nếu bạn nghĩ rằng Hóa học thật nhàm chán còn những nhà Hóa học thật khô khan thì chắc hẳn bạn sẽ thay đổi quan điểm của mình khi tìm hiểu về những phân tử rất thú vị sau đây. 1. Hợp chất đặt theo tên danh ca nhạc Pop Hydrocarbon này luôn làm các bạn sinh viên ở Anh cảm thấy phấn khích khi lần đầu tiên nghe thấy tên gọi của nó Adamantane. Cái tên này làm họ nhớ tới Adam Ant danh ca nhạc Pop của những năm 1980 rất nổi tiếng với những ca khúc kì lạ và lôi cuốn giới trẻ. Ngoài ra cái tên Adamantane còn có ý nghĩa xuất phát từ tiếng Hy Lạp là không thể phá hủy bởi khối cấu trúc rất giống kim cương của nó. 2. Phân tử có kết cấu mái vòm Nhóm hợp chất fullerene gắn liền với giải thưởng Nobel năm 1996 của Sir Harry Kroto. Cái tên fullerene được đặt theo Richard Buckminster Fuller nhà kiến trúc sư đã thiết kế mái vòm trắc đạc trưng bày tại Expo 67 ở Montreal. Chính từ mái vòm này mà Kroto đã tìm ra cấu trúc đối xứng của fullerene đầu tiên C60. 3. Phân tử có kiến trúc nhà thờ Các hợp chất có cấu trúc khối đa vòng thường rất khó tồn tại do cực kì kém bền. Năm 1973 nhà Hóa học Scheleyer đã dự đoán về sự tồn tại của một hợp chất có cấu trúc giống như một ngôi nhà housane nhưng ông không thể tổng hợp được nó. Tuy nhiên chỉ hai năm sau Kent đã tổng hợp được một hợp chất gần như hoàn hảo so với những dự đoán của Scheleyer. Chỉ có một chút khác biệt là chất này có gắn thêm một nhóm methylene nên trông giống kiến trúc nhà thờ church bởi vậy ông đã đặt tên cho nó là churchane. 4. Phân tử tàu vũ trụ Có một hợp chất với rất nhiều điểm tương đồng với chuyến du hành của Neil Amstrong. Hợp chất này có cấu trúc giống với tàu Apollo-11 do vậy nó được đặt tên là apolloane và nếu như gắn một nhóm hydroxyl vào vị trí số 11 thì chúng ta thu được apolloane-11-ol. Điều đặc biệt hơn nữa là không chỉ có tên gọi và cấu trúc giống với Apollo-11 mà thời điểm nhà Hóa học A. Nikon tổng hợp thành công nó cũng trùng với thời gian Amstrong du hành lên mặt trăng. 5. Phân tử

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN