tailieunhanh - Đề tài “trở về” trong truyện ngắn của Ivan Bunin, Ernest Hemingway và Cao Hành Kiện

Cuộc trở về của Krebs trong Nhà của lính của Ernest Hemingway là sự ném về với thực tế đã hoàn toàn thay đổi. Sau chiến tranh người lính về nhà, và tất cả hóa xa lạ. Gọi thế hệ lạc lõng (lost generation) là vì thế. | Đề tài trở về trong truyện ngắn của Ivan Bunin Ernest Hemingway và Cao Hành Kiện Cuộc trở về của Krebs trong Nhà của lính của Ernest Hemingway là sự ném về với thực tế đã hoàn toàn thay đổi. Sau chiến tranh người lính về nhà và tất cả hóa xa lạ. Gọi thế hệ lạc lõng lost generation là vì thế. Krebs đã về thị trấn quê hương ở Oklahoma trễ hơn tất thảy mọi người lính đã tham dự chiến tranh thời ấy. Anh trở về quá ư là trễ he came back much too late sau khi những câu chuyện bịa đặt về chiến tranh của những người về trước đã trở thành sự thật. Anh buộc cũng bịa đặt theo. Và vô phương cứu chữa anh buồn nôn. Krebs sống một mình với sự thật chiến tranh và tìm cách đối chứng với thực tế. Và anh vô vọng mọi chuyện đã đổi thay hay là mọi chuyện đã đổi thay từ anh. Cảm giác buồn nôn của Krebs chạy suốt tác phẩm. Câu chuyện hiện lên theo cuộc đối chứng giữa một bên là mình-đi-qua-chiến-tranh với bên kia là cuộc sống sau chiến tranh. Hiện thực đã chọn con đường đi ngang qua nỗi cô đơn của một người lính trở lại quê muộn màng là Krebs. Thấp thoáng đâu đó một Ernest Hemingway trong kiểu nhân vật hóa thân. Khó có thể nói rằng truyện ngắn Mua cần câu cho ông ngoại của Cao Hành Kiện là một tự truyện theo cách hơi khiên cưỡng như đối với truyện ngắn Canh khuya của Bunin. Nhưng cả hai có một điểm giống nhau là trở về quê cũ trong mộng - giấc mộng của Bunin hiện lên trong không khí truyện còn giấc mộng của Cao Hành Kiện là không khí và đồng thời là sự kiện khép mở phát triển theo dòng chảy của cơn mơ giữa ban ngày kiểu Freud mà cũng là của Jung. Vì thế truyện mở ra nhiều cơ hội để Cao Hành Kiện làm nhiều cuộc đối sánh thú vị hôm nay - hôm qua tôi - anh cũng là tôi đó nhưng phía khác . Một nỗi niềm đã hiện lên thấm vào trong mạch truyện là vì thế. Đề tài trở về nhìn từ đây mang một đặc trưng chuyển tải tâm trạng nỗi niềm và đôi khi cả thái độ của người viết một cách kín đáo. Điều mà trên đây chúng tôi gọi là hiển lộ và che giấu. Chúng ta có cảm giác như toàn bộ truyện đã mở ra một con .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN