tailieunhanh - Dấu ấn văn xuôi Nga thế kỉ XIX trong sáng tác của một số nhà văn Việt Nam

Nam Cao được coi là nhà văn đã tiếp thu rất sáng tạo ảnh hưởng của văn học Nga, đặc biệt là của Chekhov. Quả là Nam Cao hay nhắc đến Chekhov, mong viết được như Chekhov. | Dấu ấn văn xuôi Nga thế kỉ XIX trong sáng tác của một số nhà văn Việt Nam Nam Cao được coi là nhà văn đã tiếp thu rất sáng tạo ảnh hưởng của văn học Nga đặc biệt là của Chekhov. Quả là Nam Cao hay nhắc đến Chekhov mong viết được như Chekhov. Nhiều nhà nghiên cứu phát hiện Nam Cao người đến sau Nguyễn Công Hoan Vũ Trọng Phụng Ngô Tất Tố đã tìm cho mình một hướng đi có phần giống Chekhov đã tự vạch lấy đường đi riêng tìm đến chủ nghĩa hiện thực đời thường soi chiếu các giá trị phổ quát của đời sống vào những chuyện vặt vãnh . Ở Nam Cao cũng có chất thơ chất trữ tình có nỗi buồn tình yêu thương xót xa đối với con người như ở Chekhov. Và cũng như Chekhov Nam Cao cảm nhận sâu xa ý nghĩa và bi kịch của cuộc đời trong những cái tưởng chừng nhỏ nhặt vô nghĩa hàng ngày. Người ta thường nhắc đến những truyện không có truyện của Chekhov. Truyện Chekhov không có những biến cố trọng đại mang tính lịch sử toàn nhân loại như L. Tolstoi không đi vào những gai góc dữ dội của bi kịch cuộc đời như Dostoievski. Đề tài hàng trăm truyện ngắn Chekhov có thể thâu tóm bằng nhan đề một tác phẩm của chính tác giả Chuyện đời vặt vãnh. Thấy được gương mặt cái hàng ngày tức đã nắm bắt được mã quan trọng để đọc Chekhov. Từ những điều hoàn toàn vặt vãnh ấy Chekhov đã tạo nên những kiệt tác văn học. Cũng như Chekhov sự kiện trong tác phẩm Nam Cao là những hiện tượng đời thường mà nhà văn gọi là Những chuyện không muốn viết . Chỉ viết về cái vụn vặt đời thường nhưng ngòi bút Nam Cao thực sự vươn đến những vấn đề nhân bản sâu sắc về cuộc sống và thân phận. Truyện Lão Hạc sâu lắng những suy ngẫm thấm thía lẽ đời. Đời thừa không đơn thuần là chuyện vỡ mộng của văn sĩ vì áo cơm ghì sát đất vì những lo toan vặt vãnh hàng ngày. Bi kịch của Đời thừa là bi kịch sự tha hóa tâm hồn và lí tưởng của tầng lớp trí thức - những khuôn mặt sáng giá nhất trong xã hội bấy giờ. Còn ở Chí Phèo đâu chỉ là chuyện Chí Phèo say rượu rạch mặt ăn vạ. Cái lớn cái đau của tác phẩm là khát vọng muốn làm người muốn trở lại bộ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.