tailieunhanh - VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 - 2000)_2

Tham khảo bài viết 'việt nam trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2000)_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | VIỆT NAM TRÊN CON ĐƯỜNG ĐÔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1986 - 2000 Yêu cầu cấp bách về lương thực thực phẩm về nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp. Vì vậy phải đưa nông nghiệp tiến lên một bước theo hướng sản xuất lớn nhằm mục tiêu chủ yếu là tăng nhanh khối lượng và tỉ suất hàng hoá nông sản. Nông nghiệp phải được ưu tiên đáp ứng những nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật về vật tư về lao động kĩ thuật. Cả ba chương trình phải kết hợp kinh tế với quốc phòng coi trọng việc phân bố lực lượng sản xuất trên các vùng trong mối quan hệ liên kết bồ sung cho nhau theo quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá mở rộng trao đổi trong nước và với nước ngoài khắc phục khuynh hướng tự cấp tự túc. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng là mốc mở đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Vi những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế đã tác động xấu đến tình hình chính trị kinh tế và xã hội nước ta. Nhưng Đảng Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn kiên trì tìm tòi khai phá con đường đổi mới chưa có một khuôn mẫu cho trước từng bước đưa đường lối Đại hội VI đi vào thực tế cuộc sống. Chỉ trong thời gian ngắn không đầy hai năm thực hiện từ giữa năm 1988 các chủ trương chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt. Thành tựu đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế là đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế. Tình hình lương thực - thực phẩm có chuyển biến tốt. Từ chỗ thiếu ăn triền miên năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo đến năm 1989 với sản lượng lương thực 21 4 triệu tấn chúng ta đã vươn lên không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có dự trữ và xuất khẩu góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và thay đổi cán cân xuất nhập khẩu. Đó là kết quả tổng hợp của việc phát triển sản xuất thực hiện chính sách khoán trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN